Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh "chuẩn không cần chỉnh

shape

29 Th02

Julia PhạmTh02 29, 2020

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh "chuẩn không cần chỉnh

Do hệ miễn dịch còn quá non yếu không thể chống chọi lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh nên trẻ sơ sinh thường hay bị nghẹt mũi, sổ mũi đặc biệt đối với bé dưới 3 tháng tuổi. Mặc dù không nguy hại đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống cũng như giấc ngủ. Nhiều mẹ vẫn lo sợ liệu hút mũi cho trẻ sơ sinh có tốt không? Hút mũi cho trẻ có ảnh hưởng gì không? Cách hút như thế nào là an toàn… Để giải đáp thắc mắc, tham khảo bài viết sau, mẹ nhé!

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh "chuẩn không cần chỉnh"

Hút mũi đúng cách sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn cũng như giảm bớt sự khó chịu

Sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Mũi đóng vai trò như một bộ lọc, lọc không khí từ ngoài đi vào cơ thể. Khi không khí bị ô nhiễm, chứa nhiều tạp chất, khói bụi, bào tử nấm mốc…Sẽ khiến các mô bên trong mũi bị sưng, kích thích màng mũi sản xuất quá nhiều chất nhầy.

Ngoài nguyên nhân trên, một số bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh, viêm tiểu phế quản…cũng làm trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Hút mũi là phương thức ưu tiên để mẹ có thể giúp bé thông đường thở cũng như dễ chịu hơn khi mũi được thông thoáng.

Cách hút mũi cho bé sơ sinh

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dụng cụ chuyên dụng cho việc hút mũi. Tùy thuộc vào nhu cầu và giá thành mà mẹ có thể chọn cho mình một loại phù hợp như:

Ống hút bằng cao su: Sử dụng bằng cách dùng lực bóp không khí ra ngoài để tạo môi trường chân không. Sau đó nhẹ nhàng đưa vào mũi của bé và thả chậm chậm để chất dịch nhầy được hút ra.

Dụng cụ hút mũi dạng chữ U: Với dụng cụ này, mẹ đặt một đầu vào mũi của bé, đầu còn lại dùng miệng để hút. Ở giữa sẽ có một chỗ đựng chất nhầy được hút ra mà mẹ có thể dễ dàng quan sát.

Hút mũi cho trẻ bằng máy: Máy hút mũi được thiết kế rất đặc biệt giúp mẹ hút mũi dễ dàng hơn và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, loại này có giá thành hơi cao so với các loại truyền thống khác.

Việc hút mũi thường làm cho bé khó chịu và quấy khóc theo đó, mẹ cần lưu ý phải hút mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách. Thực hiện từng bước một để mang lại hiệu quả cao nhất

Bước 1: Làm ẩm mũi

Mẹ hãy dùng nước muối sinh lý dành riêng cho trẻ sơ sinh như Natri Clorid 0,9% nhỏ vào mũi, chờ khoảng 30-60 giây để làm ẩm và lỏng các chất nhầy trước khi hút ra. Nếu chúng bị khô, khi hút ra ngoài sẽ gặp khó khăn hơn và thậm chí làm bé bị đau.

Bước 2: Hút mũi

Đặt bé nằm trên gối, hoặc nằm nghiêng sang một bên sau đó dùng dụng cụ để hút mũi. Thao tác của mẹ cần cẩn thận và nhẹ nhàng vì có thể làm tổn thương phần bên trong khoang mũi bé. Sau khi đã hút được một bên, mẹ dùng khăn lau sạch đầu hút và thực hiện bên còn lại. Lần đầu có thể bé sẽ có phản xạ nôn ói do nước muối, chất nhầy chảy xuống họng. Hiện tượng này sẽ hết khi bé đã quen dần nên mẹ không cần quá lo lắng.

Sau 5-10 phút nếu bé vẫn còn nghẹt mũi mẹ có thể thực hiện thêm lần nữa nhưng không nên quá 3-4 lần/ngày. Lực hút sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi gây tổn thương, giảm khả năng cản trở bụi bẩn, thậm chí làm tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh "chuẩn không cần chỉnh"

5 cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh có thể trở thành một cuộc chiến cam go cho mẹ. Nửa muốn thật nhẹ nhàng cho con, nửa lại sợ làm như thế không đủ sạch, mẹ sẽ phải làm gì để cửa ngõ của hệ hô hấp lúc nào cũng sạch sẽ?

Bước 3: Vệ sinh dụng cụ hút

Khi đã hút mũi xong mẹ cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ bằng xà phòng, xả lại nhiều lần với nước ấm.

Hút mũi cho trẻ sơ sinh: Những lưu ý cần nhớ!

– Có nhiều mẹ sợ bé bị đau hoặc bị thương khi dùng các dụng cụ hút mũi nên thường hút mũi bằng miệng. Tuy nhiên, đây là phương pháp không được khuyến khích vì những vi khuẩn có trong khoang miệng sẽ lây lan sang cho bé.

– Không nên nhỏ nước muối kéo dài nhiều ngày liên tục vì sẽ làm khô bên trong mũi.

– Thông thường, nghẹt mũi sẽ tự khỏi sau 1 tuần, nhưng nếu bé thở khó khăn sau khi hút mũi, mẹ cần đưa đến khám bác sĩ.

– Không nên hút mũi ngay sau khi ăn, bởi có thể làm trẻ nôn ói. Tốt nhất, mẹ nên chờ sau bữa ăn khoảng 30 phút hoặc lúc bé đang ngủ.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc