Cách nấu các món ăn dặm cho bé chuẩn không cần chỉnh
Bước vào giai đoạn ăn dặm, việc cho bé thưởng thức nhiều loại thức ăn đa dạng để bé có một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng. Nhưng liệu bé sẽ nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển từ bữa ăn? Đặc biệt, khi tự chế biến các món ăn dặm cho bé, mẹ cần hết sức chú ý đến cách nấu nướng để không làm mất các chất dinh dưỡng quan trọng.
Lợi ích và khó khăn khi mẹ tự nấu các món ăn dặm cho bé
Những lợi ích không thể bàn cãi khi mẹ tự chuẩn bị đồ ăn dặm cho con:
- Mẹ có thể tùy ý lựa chọn nguyên liệu
- Tự nấu ăn giúp mẹ tiết kiệm hơn
- Bé có cơ hội được thưởng thức đồ ăn giống như các thành viên khác trong gia đình
- Mẹ có thể nhanh chóng chế biến đồ ăn cho bé với các nguyên liệu có săn ở nhà.
Tuy nhiên, việc tự chuẩn bị bữa ăn cho bé cũng khiến mẹ gặp phải các khó khăn như:
- Mẹ mất nhiều thời gian
- Thường xuyên lãng phí thức ăn vì phải nấu một lượng nhiều đồ ăn trong một lần nấu
- Bất tiện trọng việc bảo quản thức ăn vì đồ ăn cần được bảo quản lạnh.
- Bé không được đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết nếu mẹ sử dụng nguyên liệu chưa đúng cách.
- Một số chất dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn có thể bị mất trong quá trình chế biến, cho dù bạn chọn loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đến đâu, đặc biệt là với các loại dưỡng chất như vitamin A, sắt, kẽm, i-ốt, vitamin và protein.
Có rất nhiều nguyên liệu để chế biến các món ăn dặm cho bé
[innline_article id=113277]
Làm thế nào để có một bữa ăn hoàn hảo cho bé?
Việc chuẩn bị bữa ăn cho bé sẽ trở nên dễ dàng và mẹ cũng có nhiều cách để làm cho bữa ăn mới mẻ với các loại nguyên liệu đa dạng thay vì chỉ có cháo nấu từ gạo hoặc các loại bột dinh dưỡng như cách thông thường. Mẹ có thể thêm vào thực đơn các món ăn dặm cho bé một vài loại trái cây, rau hoặc thịt nạc, tuy nhiên làm thế nào chế biến thức ăn mà không là mất đi chất dinh dưỡng, mẹ thử tham khảo cách chế biến một số loại thực phẩm phổ biến nhất nhé:
Trái cây và rau
Trái cây và rau nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào cho bé, chất dinh dưỡng thường nằm ở lớp vỏ, vì vậy mẹ nên lưu ý chọn những loại trái cây ăn cả vỏ để bé hấp thu toàn bộ chất dinh dưỡng cần thiết.
Mẹ có thể trộn một số loại trái cây hoặc rau thành món sinh tố hấp dẫn hoặc xay nhuyễn để bé ăn một cách dễ dàng.
Hấp cũng là một cách chế biến các thức ăn từ thực vật nhanh mà không làm mất đi chất dinh dưỡng.
Cá
Cá là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho bé, tuy nhiên, nó dễ bị mất đi trong quá trình chế biến. Nướng, hấp, chần hoặc chiên sơ là cách chế biến cá mà không làm ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng. Mẹ cũng có thể vắt vài giọt chanh để tạo hương vị mới mẻ cho món ăn.
Thit gà, thịt heo
Khi cho bé ăn các loại thịt nạc (bò, cừu, heo( và gia cầm (gà, vịt), mẹ cần xé nhỏ hoặc xay mịn để bé dễ ăn hơn. Khi bé lớn hơn, mẹ có thể chế biến những loại thịt nạc bằng cách băm nhỏ.
Dầu ăn và các loại gia vị
Bé có thể cần một ít chất béo để đáp ứng nhu cầu năng lượng, tuy nhiên mẹ cần hạn chế tối đa việc sử dụng dầu ăn khi nấu đồ ăn cho bé hoặc chỉ chọn những loại dầu thực vật có lợi cho sức khỏe như dầu ô-liu, dầu óc chó, dầu cải… Lượng dầu ăn thích hợp cho mỗi phần ăn của bé dưới 1 tuổi là 1 muỗng canh. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên rằng không nên thêm các loại gia vị như muối, đường hoặc nước tương vào khẩu phần ăn của bé để bé tập làm quen với những hương vị tự nhiên của món ăn.
Cần gì khi cho trẻ ăn dặm ở giai đoạn khởi đầu?
Khi con tròn 4 đến 6 tháng, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Đây là một bước chuyển quan trọng trong năm đầu đời của bé, đánh dấu việc đón nhận các chất dinh dưỡng từ những nguồn khác ngoài sữa mẹ
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.