Cách phòng ngừa và sơ cấp cứu trẻ ngộ độc

shape

31 Th10

Khanh ElisaTh10 31, 2019

Cách phòng ngừa và sơ cấp cứu trẻ ngộ độc

Làm thế nào để tránh việc trẻ bị ngộ độc?
Để phòng ngừa việc trẻ bị ngộ độc, bạn cần biết rõ trong nhà mình có những chất độc nào và tìm cách ngăn con mình tiếp xúc với chúng.

  • Cất mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân, thuốc, vitamin và những loại bổ sung khoáng chất, chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng và đồ gia dụng xa tầm với của trẻ.
  • Nếu được, nên mua những loại thuốc có nắp đậy chống trẻ con và tìm những sản phẩm gia dụng có hàm lượng chất có hại ở mức thấp nhất.
  • Để những vật dụng nguy hiểm trong hộp đựng để không lẫn lộn.
  • Đừng gọi tên thuốc là “kẹo” hoặc uống nó trước mắt bé vì trẻ nhỏ thường thích bắt chước người lớn.
  • Để cây cảnh trong nhà xa tầm với của bé.

Cần phải làm gì nếu trẻ bị ngộ độc?
Chất độc ở đây được hiểu là bất kỳ chất gì gây nguy hại đến cơ thể. Một số chất độc khi nuốt phải chỉ gây đau bao tử tạm thời, một số khác có thể gây tổn thương phổi hoặc ruột nghiêm trọng và một vài loại chất độc có thể dẫn đến tử vong. Nếu bé không thở được, người nhà cần nhanh chóng sơ cứu cho bé và nhờ người gọi cấp cứu. Đặc biệt, ba mẹ cần gọi cấp cứu ngay trong các trường hợp sau: bé mất ý thức, trở nên cực kỳ buồn ngủ, cơ thể nóng ran, có biểu hiện đau rát cổ họng hoặc bị co giật.

Cách phòng ngừa và sơ cấp cứu trẻ ngộ độc

Những viên thuốc như thế này cần được cất kỹ ở những nơi ngoài tầm với của con để tránh cho trẻ bị ngộ độc

Ngay cả khi bạn không thấy những triệu chứng trên, vẫn nên đưa bé đi khám bác sĩ vì đôi khi các triệu chứng có thể đến chậm. Cố gắng lấy chất độc còn sót lại ra khỏi miệng bé và giữ lại mẫu nếu có thể để tiện cho việc kiểm tra của bác sĩ.

Khi trẻ bị ngộ độc, ba mẹ không nên tự ý gây buồn nôn cho bé hoặc cho bé dùng than hoạt tính mà cần hỏi ý kiến bác sĩ trước. Sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn có sẵn số điện thoại của bác sĩ nhi bên mình trong những trường hợp như thế này. Bác sĩ sẽ muốn biết tên của chất bé đã nuốt phải, thời gian và lượng chất bé đã nuốt, tuổi và cân nặng của bé, cũng như những triệu chứng bé đang có.

Nên làm gì khi bé chạm vào đồ vật có độc?
Nếu chất độc thấm vào quần áo bé, trước tiên cần cởi đồ, sau đó tắm bé với nước ấm và tiếp tục làm thế trong ít nhất 15 phút nếu bé bị bỏng. Không nên thoa dầu hoặc mỡ lên vết bỏng vì có thể làm vết thương tệ hơn. Nếu chất độc dính vào mắt, rửa mắt cho bé bằng nước sạch, bằng cách nhỏ nước vào khóe mắt bé, trong 15 phút và cố gắng khiến bé chớp mắt. Sau khi sơ cứu, ba mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ hơn.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc