Cảnh báo rủi ro từ vụ việc bé 4 tháng tử vong do bú bình

Cho trẻ bú bình đúng cách không khó dù có nhiều nguyên tắc cần phải nhớ. Bản năng làm mẹ cũng như việc thực hiện nhiều lần sẽ giúp mẹ thao tác nhanh hơn. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc chủ quan, lơ là để bé một mình với bình sữa.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Đồng ý rằng cho trẻ bú bình phức tạp và cẩn sự tỉ mỉ, kỹ càng hơn so với bú sữa mẹ trực tiếp. Và vì một lý nào đó mà bắt buộc bé phải làm quen với việc này từ khi con nhỏ gia đình càng cần thận trọng hơn. Nếu lơ là dù chỉ 1 phút thôi, có thể bé sẽ phải đối diện với nguy hiểm tới tính mạng.

Cho trẻ bú bình, chỉ lơ là 1 phút là ân hận cả đời

Câu chuyện đau lòng về cậu bé Alex Masters, 4 tháng tuổi đến từ Anh là hồi chuông cảnh báo với bất kỳ bà mẹ nào đang nuôi con bằng sữa công thức từ nhỏ. Alex đã ra đi vì ngạt thở trong khi bú bình

Thời điểm này, mẹ đỡ đầu Claire Sawyer đang trông bé trong tình trạng ngủ gật. Lý giải về điều này, Claire cho biết sau khi trông Alex suốt đêm, chợp mắt được một lúc thì nghe thấy tiếng khóc của Alex. Claire nảy ra ý định đưa Alex nằm vào ghế xe ô tô và đặt một bình sữa vào miệng bé rồi lấy chăn kê ở dưới cho sữa chảy vào miệng dễ dàng. Và trong khi chờ đợi, Clarie đã ngủ thiếp đi quá mệt. Sau khi tỉnh dậy, cô thấy đôi môi của Alex đã trở nên tím tái và lạnh ngắt.

Cảnh báo rủi ro từ vụ việc bé 4 tháng tử vong do bú bình

Alex đã tử vong do sự lơ là của người giám hộ

Bé Alex đã qua đời tại bệnh viện Lincoln County. Các bác sĩ tại đây kết luận nguyên nhân gây tử vong là ngạt thở do sữa. Tiến sĩ, bác sĩ khoa nhi James Bosman, người trực tiếp kiểm tra sức khỏe của Alex chỉ ra việc dựng đứng bình sữa là nguyên nhân gây nghẹt thở. Alex đã bị sặc sữa, thậm chí người ta còn tìm thấy sữa trong phổi của bé.

Từ vụ việc này các bác sĩ cũng khuyên tất cả cha mẹ không nên để trẻ sơ sinh uống sữa từ bình mà không có sự giám sát. Điều này rất nguy hiểm vì nguy cơ bé bị ngạt thở rất cao. Tuyệt đối không nên kê hay tìm cách để đỡ bình sữa để sữa tự chảy, sẽ vô cùng nguy hiểm.

3 rủi ro có thể gặp khi cho bé tự bú bình

Trước khi quyết định cho trẻ sơ sinh tự bú bình, cha mẹ cần nghĩ đến những rủi ro nguy hiểm sau:

Nghẹt thở

Trường hộ của bé Alex là minh chứng cụ thể nhất với rủi ro này. Bé bú bình không đúng cách sẽ không kiểm soát đước tốc độ chảy cũng như khả năng nuốt sữa. Bất kể là sữa mẹ hay sữa công thức vẫn có thể khiến bé nghẹt thở, đặc biệt là khi sữa sữa ra nhanh hơn khả năng nuốt của bé. Sữa cũng thể trào vào đường thở hoặc vào phổi bé gây nguy hiểm.

Đột tử

Trẻ có nguy cơ bị khó thở nếu vị trí của bình sữa vô tình đè vào mặt khi bé di duyển. Bé chưa thể tự lấy bình sữa ra khỏi mặt nên dễ tử vong do thiếu ô-xy.

Sặc sữa cũng có thể gây ra đột tử. Các bác sĩ cảnh báo cần tránh những tư thế dễ gây sặc như: Cho trẻ nằm ngửa khi bú; kê bình sữa vào gối cho bé tự bú; cho trẻ nằm ngửa uống nước; đặt trẻ nằm trên gối lõm…

Cảnh báo rủi ro từ vụ việc bé 4 tháng tử vong do bú bình

Nghẹt thở, nhiễm trùng tai và đột tử là những rủi ro nguy hiểm với trẻ bú bình

Nhiễm trùng tai

Ngay sau khi sinh nếu bé phải bú bình thì nguy cơ nhiễm trùng tai cao hơn bé bú sữa mẹ do góc bú bình trong suốt quá trình bú. Nếu bố mẹ có thói quen cho bé bú ở tư thế nằm ngửa với dụng cụ giữ bình sữa khả năng bị viêm tai càng lớn.

Websie của Trung tâm Y tế Intermountain Children đưa ra thông tin về việc bé nằm ngửa mà uống sữa, sữa sẽ tập trung ở phía sau của miệng. Nhiễm trùng có thể xảy ra nếu sữa không chảy vào cổ họng mà chảy sang tai. Vi khuẩn sẽ phát triển và gây ra nhiễm trùng.

Cảnh báo rủi ro từ vụ việc bé 4 tháng tử vong do bú bình

Nhận diện chính xác bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Viêm tai giữa ở trẻ em là một căn bệnh phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh không chỉ làm cho bé bị đau, giảm khả năng nghe mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của bé. Mẹ đã hiểu rõ về căn bệnh này chưa?

Cho bé bú bình đúng cách

Sau khi pha sữa vào bình mẹ cần cẩn thận nhỏ từng giọt sữa vào tay để kiểm tra nhiệt độ sữa đã vừa cho trẻ bú chưa và làm giảm lượng bọt khí trong quá trình pha sữa. Sau đó chú ý đến việc cho bé bú đúng cách:

  • Đầy tiên cần bé bé theo một góc nghiêng 45 độ, dùng khuỷu tay đỡ phần đầu và cánh tay đỡ phần lưng của bé, bàn tay mẹ đỡ phần mông và chân của bé.
  • Áp thân bé vào người mẹ cho chắc chắn. Bé cũng nên được ôm nghiêng về phía mẹ vì như vậy bé sẽ được thật sự an toàn trong vòng tay của mẹ.
  • Đặt bình sữa một cách chính xác, giữ bình sữa nằm ngang, song song với sàn nhà.
  • Nghiêng chai khi cho trẻ bú để sữa lấp đầy toàn bộ núm vú.

Tư thế cho trẻ bú bình đúng chuẩn là bình sữa và bé tạo thành một góc 45 độ nhưng điều này cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng sữa trong bình. Bé bú xong mẹ nên tháo rời bình, nắp, núm vú và gioăng cao su và rửa tất cả dụng cụ bằng nước nóng, để ráo.

Cảnh báo rủi ro từ vụ việc bé 4 tháng tử vong do bú bình

Từ sữa mẹ sang bú bình
Tất cả các bà mẹ trên thế giới đều phải đối mặt với những khó khăn khi phải thay đổi quá trình cho con bú mẹ. Đó có thể là cai sữa cho bé, cai sữa mẹ và cho con uống sữa tươi, hoặc chỉ đơn giản là chuyển từ bú mẹ sang bú bình

Thời gian trẻ bú bình không quá lâu mẹ có thể dành thời gian bên con thêm một chút vừa thắt chặt sợi dây yêu thương vừa tránh những rủi ro không đáng có.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: