Cảnh giác với những hóa chất "vô hình" khi chăm sóc trẻ

shape

31 Th12

Cha Mẹ TốtTh12 31, 2019

Cảnh giác với những hóa chất "vô hình" khi chăm sóc trẻ

Có con nhỏ đồng nghĩa với việc lúc nào mẹ cũng phải túc trực 24/7 để tránh những trường hợp con vô ý chạm phải những loại hóa chất độc hại trong nhà. Tuy nhiên, mẹ có biết, ngoài những loại “chất độc” có nhãn mác rõ ràng, vẫn còn vô số hóa chất độc hại tồn tại một cách lặng lẽ xung quanh con?

Đó có thể là những loại hoa quả, rau củ nhiều hóa chất, là những món thức ăn nhanh ngon mắt nhưng không tốt cho sức khỏe, hoặc thậm chí, chúng có thể len lỏi vào cả dầu gội, sữa tắm của bé nếu mẹ không chọn lựa kỹ càng.

1/ “Kẻ giết người” trong dầu gội, sữa tắm

Không phải bất cứ loại dầu gội hay sữa tắm nào cũng an toàn với trẻ, ngay cả những nhãn hàng “xịn” và đắt tiền. Vì vậy, thay vì cứ chăm chăm vào giá thành, mẹ nên lưu ý đến thành phần của các loại sản phẩm định mua cho bé. Tuyệt đối không nên dùng sản phẩm có xuất hiện những loại chất sau:

Cảnh giác với những hóa chất "vô hình" khi chăm sóc trẻ

Chọn lựa sản phẩm vệ sinh cá nhân an toàn là một trong những bước cơ bản để chăm sóc trẻ khỏe mạnh

Avobenzone, Benzophenone, PABA: Có mặt trong phần lớn những sản phẩm chống nắng, những hóa chất này giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác hại của tia cực tím. Tuy nhiên, chúng cũng làm ảnh hưởng đến nội tiết tố, tổn hại đến các tế bào, và có thể dẫn đến nguy cơ ung thư.

– Paraben: Là một nhóm các chất có khả năng kháng khuẩn và được sử dụng như một chất bảo quản, paraben được tìm thấy trong rất nhiều các loại mỹ phẩm, từ dầu gội, sữa rửa mặt đến các loại thuốc mỡ. Paraben làm ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố, làm tăng nguy cơ loãng xương và ung thư vú.

Dầu khoáng có thể làm tắc lỗ chân lông, cản trở khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng và thải độc của da. Không chỉ làm tăng nguy cơ kích ứng da, theo nghiên cứu, sử dụng những sản phẩm chứa dầu khoáng còn có thể làm tăng nguy cơ bị viêm khớp.

– Diethanolamine (DEA): Được sử dụng trong quá trình sản xuất của các loại dầu gội và xà phòng, DEA có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ của thai nhi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan và thận.

Cảnh giác với những hóa chất "vô hình" khi chăm sóc trẻ

Hóa chất, mối nguy lớn cho sức khỏe bé?
Khoảng 100.000 hóa chất tổng hợp được phát tán ra ngoài thị trường hằng năm. Hơn nữa, cứ mỗi năm, 1500 loại hóa chất mới lại được “ra đời”. Vậy làm sao để mẹ hạn chế tối đa nguy cơ bị “xâm hại” từ hóa chất độc hại cho con?

– Sodium lauryl sulfate (SLS) hay Sodium laureth sulfate (SLES): Có mặt trong gần 90% các sản phẩm chăm sóc và vệ sinh cá nhân, SLS và SLES có thể gây kích ứng da, phổi, mắt. Đồng thời, chúng cũng có thể kết hợp với những loại hóa chất khác để tạo nên nitrosamine, chất gây ung thư và tạo nên hàng loạt những vấn đề liên quan đến thận và hệ hô hấp.

Phenoxyethanol hoặc ethylene glycol phenyl ether thường được dùng như một chất bảo quản trong các sản phẩm chăm sóc da. Tuy nhiên, trẻ em thường xuyên tiếp xúc với chất này có thể gây những triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy…, thậm chí gây ảnh hưởng nghiên trọng đến hệ thần kinh của trẻ.

Chì: Không chỉ có thể gây nên tình trạng buồn nôn, khó chịu, đau đầu…, thường xuyên tiếp xúc với các sản phẩm có chì sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ.

Cảnh giác với những hóa chất "vô hình" khi chăm sóc trẻ

Nếu không cẩn thận, ngay cả trong những hoạt động hàng ngày, nguy cơ nhiễm độc của bé vẫn rất cao

2/ Nguy cơ từ thực phẩm

Ngoài dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại, những loại rau củ quả mẹ mua hàng ngày vẫn còn tồn tại một lượng thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc diệt nấm…, và quá trình đào thải những chất này thường diễn ra rất chậm, hoặc khó có thể đào thải hoàn toàn, nhất là với trẻ nhỏ. Tích tụ chất độc lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của não, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh…

Nguy hiểm hơn, khi đạt tới “ngưỡng” nhất định, những loại chất này có thể gây đột biến, làm phát triển một số tế bào bất thường trong cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ung thư hiện nay ngày càng tăng cao.

Bên cạnh đó, theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới, tồn dư quá nhiều chất đạm NO3 và các loại thuốc kích thích tăng trưởng còn là nguyên nhân gây nên những biến chứng loãng xương và các bệnh tủy sống.

Cảnh giác với những hóa chất "vô hình" khi chăm sóc trẻ

Mẹ đã biết cách bảo quản thực phẩm chưa?
Bạn có biết việc trữ thức ăn trong thời gian dài có thể khiến chất dinh dưỡng “trốn mất” không? Thế nhưng trong nhịp sống hối hả hiện nay, hầu hết các mẹ lại thường phải mua và trữ thức ăn cho cả tuần. Vậy làm thế nào để vừa tiện lợi vừa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm? Cùng MarryBaby tham...

Vì vậy, khi mua rau củ quả cho gia đình, mẹ nên ưu tiên những nơi bán có uy tín, chất lượng. Không nên ham rẻ mà chọn rau bị dập nát, hư thối. Để rửa rau sach, mẹ nên rửa trực tiếp rau dưới vòi nước sạch, sau đó ngâm nước muối ít nhất trong 15 phút. Để hạn chế nguy cơ rau bị tiêm thuốc kích thích, mùa nào rau nấy, mẹ nhé!

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Mách mẹ cách phát hiện rau nhiễm hóa chất
  • Những loại hoa quả được phun nhiều hóa chất nhất

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc