Cắt bao quy đầu ở trẻ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng SIDS

shape

12 Th04

Julia PhạmTh04 12, 2020

Cắt bao quy đầu ở trẻ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng SIDS

Bao quy đầu ở bộ phận sinh dục của bé trai là phần da che phủ quy đầu. Trong thời gian mang thai, bao quy đầu và đầu dương vật phát triển như một thể thống nhất, dính chặt với nhau. Sau khi sinh mặt trong của bao quy đầu và lớp da của đầu dương vật bắt đầu tách rời nhau, nhờ hiện tượng bong tế bào ở bề mặt mỗi lớp. Mất 5-10 năm hoặc hơn, quá trình tách mới hoàn thành.

Theo thống kê tại Việt Nam, 96% trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu; 50% trẻ 1 tuổi vẫn còn tình trạng trên; 10% trẻ 3 tuổi gặp rắc rối với tình trạng hẹp và chỉ có 1% thanh niên 17 tuổi thực sự có vấn đề với bao quy đầu.

Cắt bao quy đầu ở trẻ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng SIDS

Cắt bao quy đầu sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ

Nói như vậy để biết, bao quy đầu có quy luật phát triển tự nhiên, và chuyện cắt bao quy đầu hay không hầu như phụ thuộc vào quyết định của cha mẹ với trẻ sơ sinh.

Nhưng có một lưu ý quan trọng từ các nhà khoa học Anh: Kết quả nghiên cứu mới nhất cho biết những bé trai sơ sinh bị cắt bao quy đầu có nguy cơ cao bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Các nhà khoa học tin rằng nguyên nhân là do những căng thẳng thể chất mà cuộc phẫu thuật gây ra.

Đó có thể là là chảy máu và đau do cắt bao quy đầu cũng như bị tách khỏi mẹ để được chăm sóc đặc biệt… Nhóm nghiên cứu cũng tin rằng  phẫu thuật cắt bao quy đầu là không cần thiết.

Nhóm khoa học tại Đại học Sheffield (Anh) đã phân tích tỷ lệ cắt bao quy đầu ở trẻ sinh sinh của 15 quốc gia và 40 bang của Mỹ từ năm 1999 đến 2016.

Kết quả cho thấy những bé trai phải cắt bao quy đầu có nguy cơ tử vong vì SIDS cao hơn đáng kể so với những bé trai bình thường khác. Đặc biệt, nguy cơ này cao gấp 3 lần bình thường nếu đứa bé sinh non khi chào đời chỉ mới 24 đến 27 tuần tuổi, thay vì 40 tuần như bình thường.

Giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh 

  • Luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ, sẽ giảm đến 50% nguy cơ.
  • Dọn dẹp gối, đồ chơi mềm, gối chèn và nhưng vật có thể ảnh hưởng đến việc bé thở.
  • Không che đậy đầu của bé khi ngủ.
  • Giữ phòng bé ở độ nhiệt độ mát vừa phải, nhất là khi bé mặc tã.
  • Tránh để bé ngủ chung giường nệm với ba mẹ trong những tháng đầu vì gối nệm mềm cũng là một nguy cơ.
  • Cho bé bú hoặc ngậm núm vú trong khi ngủ có thể giảm nguy cơ SIDS.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc