Cha mẹ sinh con, trời sinh tính
Cá tính và khí chất của trẻ một phần chịu ảnh hưởng từ di truyền, phần khác do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Trẻ bắt đầu hình thành và phát triển tính cách từ khoảng 6 tháng tuổi. Sau thôi nôi, nét tính cách này sẽ trở nên rõ rệt hơn. Đây là thời điểm bé khám phá nhiều điều thú vị về thế giới xung quanh, bé có nhiều hoạt động cũng như có nhiều tình huống giao tiếp hơn. Tất cả những điều này sẽ góp phần hình thành nên tính cách của bé. Dù cá tính ra sao, biểu hiện thế nào, ba mẹ cũng nên chấp nhận thực tế. Điều quan trọng nhất có thể làm cho con lúc này: Yêu thương thật nhiều, cho con cảm giác an toàn và tự do phát triển tính cách.
Khám phá xem bé cưng nhà bạn thuộc nhóm tính cách nào dưới đây?
1/ Nuôi dạy con đúng chuẩn khi bé thuộc nhóm đàm phán
Nếu thuộc nhóm này, bé sẽ rất hài hước và đáng yêu. Tuy nhiên, nhóc tì sẽ không thích các điều luật cũng như không muốn bị bắt ép phải làm điều gì đó. Lúc này, bé luôn có cách phân tán sự chú ý của mẹ bằng những trò nghịch ngợm. Dường như không có gì có thể gây khó cho bé.
Để đối phó với các nhóc này, mẹ nên làm rõ với bé về giới hạn cuối cùng, hạn mức chịu đựng tối đa trước khi nổi nóng với các trò đùa của bé. Thậm chí, nếu cần thiết, mẹ cũng nên “nghỉ giữa hiệp” để thật sự bình tĩnh lại. Chuẩn bị tinh thần thép vì có thể bé sẽ nhây liên tục cho đến khi mẹ chán và phải đầu hàng. Phần thưởng nho nhỏ và những “lời có cánh” cũng cực kỳ hiệu quả với các nhóc thuộc nhóm này.
2/ Nhóm điều khiển
Có kiểu suy nghĩ một chiều và mạnh mẽ, bé thuộc kiểu thích điều khiển, có thể là người “cầm đầu” trong nhóm bạn, nhưng rất dễ biến thành kẻ bắt nạt nếu không được ba mẹ dạy dỗ đúng cách. Dành nhiều thời gian cho bé, chỉ cho bé thấy cách suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau thay vì suy nghĩ một cách phiến diện. Mọi chuyện có thể sẽ thành “thảm họa” nếu mẹ bỏ mặc bé tự quyết định vấn đề của mình.
Đừng cố thay đổi bản tính của con, thay vào đó, mẹ nên tìm phương pháp nuôi dạy con phù hợp nhất với tính cách của trẻ
3/ Bé thuộc nhóm cứng nhắc, dạy con thế nào?
Bé thuộc nhóm này rất xem trọng chuyện công bằng, sòng phẳng. Bé sẽ cảm thấy buồn, khó chịu nếu ai đó bị đối xử không hợp lý. Tuy nhiên, điều này thỉnh thoảng cũng dẫn đến một vài phản ứng khá tiêu cực. Với các bé trong nhóm này, mẹ nên dành thời gian giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội. Dạy bé không áp đặt cảm xúc khi giải quyết vấn đề, bởi việc này có thể làm bé dễ gặp rắc rối. Ưu điểm nổi bật của bé là khả năng tập trung cao.
4/ Nuôi dạy con thuộc nhóm cạnh tranh, cần lưu ý gì?
Mong muốn chiến thắng dù bất cứ giá nào là đặc trưng nổi bật của các nhóc nằm trong nhóm này. Bé sẽ không thoải mái nếu cảm thấy thua kém bạn bè. Trong quá trình phát triển, trẻ em học cách chiến thắng cũng như cách thất bại. Tuy nhiên, với các bé thuộc nhóm cạnh tranh, điều quan trọng là nhất định không để mình bị mất mặt.
Nếu con bạn thuộc nhóm này, đừng bao giờ so sánh bé với ai khác, bởi như vậy chỉ làm cho tinh thần cạnh tranh của bé hừng hực hơn. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào những hành động và biểu hiện của bé, khuyến khích con làm nhiều việc tốt và lưu ý bé về trách nhiệm trong từng hành động. Mẹ nên để con tự đảm đương một số việc nhà, bé sẽ có cảm giác đạt thành tựu và phấn khích khi hoàn thành. Đồng thời, nên khuyến khích bé phát triển sở thích, tham gia các môn thể thao không thiên về đối kháng.
Lựa chọn môn thể thao rèn luyện thể chất cho bé
Cùng MarryBaby tìm hiểu thêm về những dạng bài tập rèn luyện thể chất thế này và chọn một môn thích hợp cho bé con nhà bạn.
5/ Nhóm liều lĩnh
Chỉ cần hơi lơ là khi đưa bé đến siêu thị hoặc những nơi đông người, bé có thể ngay lập tức biến mất. Nếu điều này thường xuyên xảy ra, có lẽ mẹ đang “sở hữu” một nhóc quậy liều lĩnh. Dù bốc đồng và không lên kế hoạch hay nghĩ kỹ về hành động, nhưng các nhóc liều mạng này hầu như chẳng cảm thấy lo lắng chút nào. Mẹ có lẽ sẽ không tìm được một điều gì có thể làm bé sợ hãi.
Bé thuộc nhóm này sẽ thích hoạt động cảm giác mạnh, trò chơi vận động nhiều như cắm trại, bắn súng sơn… Tập trung cao độ mỗi lúc mỗi nơi là điều mẹ cần làm để giữ an toàn cho bé. Quan trọng hơn, khi đi với các nhóc này tới nơi công cộng, mẹ không nên thử thách bé bất cứ việc gì. Chú ý dạy con tính kiên nhẫn và nhắc bé phải suy nghĩ cẩn thận trước khi định làm gì.
6/ Nuôi dạy con nhóm nhạy cảm, mẹ phải nhẹ nhàng
Khác với nhóm liều lĩnh, những bé nằm trong nhóm nhạy cảm thường có vẻ thụ động. Bé sống chậm và trầm tĩnh hơn hẳn so với độ tuổi của mình. Thỉnh thoảng mẹ sẽ có cảm giác như bé chỉ đang sống trong thế giới của chính mình, không quan tâm đến thế giới xung quanh. Nhạy cảm và thông minh là điều thường thấy ở nhóm này. Bé có thể tự tránh thất bại cũng như tự xóa tan buồn phiền. Bé cũng có suy nghĩ rằng nếu bất cứ điều gì có thể làm bé buồn cũng có khả năng tự “tan biến” mà không cần làm gì cả.
Nuôi dạy bé nhạy cảm, mẹ phải ra tuyệt chiêu!
Đa số con trẻ đều có một cách tiếp nhận và xử lí thông tin một cách bình thường, tuy nhiên cũng có một bộ phận trẻ nhạy cảm với những thứ mà chúng tiếp xúc. Cha mẹ có một vai trò quan trọng giúp trẻ cân bằng trong suy nghĩ và hành động, tránh những...
Với bé con nhạy cảm, mẹ sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp. Bé không thích chia sẻ cảm xúc của bản thân; thậm chí, nếu lỡ làm mất món đồ chơi yêu thích hoặc có chuyện khó chịu, bé cũng sẽ chẳng nói với ai. Phải mất rất nhiều thời gian để mẹ có thể bước vào thế giới của bé, giúp con mở lòng hơn. Để làm được điều này, mẹ cần thật kiên nhẫn và dành nhiều thời gian trò chuyện, chủ động chia sẻ với bé những cảm xúc của mình.
Tìm hiểu về tính cách con sẽ giúp mẹ có cách nuôi dạy con phù hợp với trẻ nhất. Tuy nhiên, thông tin chỉ mang tính tham khảo, mẹ không nên rập khuôn cứng nhắc. Đừng buồn bực bởi mẹ cảm thấy tính cách của bé không phù hợp. Thay vì vậy, nên tập trung vào ưu điểm của bé và giúp con khắc phục những khuyết điểm của mình. Kiên nhẫn mẹ nhé!
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.