Chấm dứt nỗi lo vô cớ khi chăm sóc bé sơ sinh

shape

30 Th11

Julia PhạmTh11 30, 2019

Chấm dứt nỗi lo vô cớ khi chăm sóc bé sơ sinh

Hơi thở phập phồng
Bạn không cần phải đặt tay lên ngực bé hay để ngón tay ở mũi của bé để biết rằng con đang thở. Một em bé sơ sinh thường không thở đều vì hệ hô hấp chưa thể tự điều chỉnh. Đến 2 tuổi, bé sẽ thở đều nhịp thôi.

Hơi thở không đều của bé sơ sinh thường khiến bố mẹ mất ăn mất ngủ vì lo lắng chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) có thể xảy ra. Tuy nhiên, khả năng này rất hiếm. Nếu theo dõi thấy bé bị khó thở, môi hoặc khuôn mặt chuyển sang sắc xanh xám, bạn nên tiến hành hô hấp nhân tạo và gọi cấp cứu.

Bé khóc đêm
Hiện tượng khóc đêm vô cùng phổ biến ở trẻ sơ sinh, dù mỗi bé có mức độ nhiều hay ít khác nhau. Hầu hết các bé khóc nhiều hơn trong giai đoạn luyện ngủ xuyên đêm. Khi liên tục nghe bé khóc đến hàng giờ, không có bà mẹ nào tránh khỏi cảm giác hốt hoảng.

Thực tế, mỗi ngày bé có thể khóc 3 tiếng, dù bạn có dỗ dành, bế ẵm hay hát cho bé nghe đi chăng nữa. Bạn chỉ nên đưa bé đến bệnh viện khi bé khóc liên tục trên một giờ mà không ngừng. Có thể bé đang bị tắc ruột, trầy giác mạc…

Khi hơn 5 tháng hoặc qua 6 tháng tuổi, bé có khả năng tự nín khóc mà không cần dỗ dành. Vì vậy, bạn có thể để bé đợi vài phút để hoàn thành bữa tối, hoặc viết nốt email. Khóc một chút không gây nguy hiểm đến thể chất lẫn tâm lý của bé.

Chấm dứt nỗi lo vô cớ khi chăm sóc bé sơ sinh

Mới lần đầu làm mẹ, bạn sẽ gặp không ít khó khăn khi chăm sóc bé sơ sinh

Bé nôn trớ thường xuyên
Hiện tượng nôn trớ xảy ra do thực quản của bé chưa được hoàn thiện. Ngay cả khi ợ hơi, bé vẫn có thể trớ ra một chút sữa. Vì sữa mẹ và sữa công thức không có tính axít nên sẽ không gây khó chịu cho bé.

Trong trường hợp bé nôn nhiều, tỏ ra mệt mỏi, quấy khóc hoặc uốn cong lưng, có thể bé đang bị khó chịu do axít dạ dày. Lúc này, bạn có thể nhờ bác sĩ kê một loại thuốc kháng axít để giúp con thấy thoải mái hơn.

Chấm dứt nỗi lo vô cớ khi chăm sóc bé sơ sinh

Trẻ hay ọc sữa, nôn trớ, mẹ phải xử sao?
Khi thấy trẻ có dấu hiệu ọc sữa, nôn trớ nên theo dõi cẩn thận vì có thể đó là những dấu hiệu của chứng thiếu canxi hoặc là dấu hiệu bệnh lý liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ. Mẹ cần tìm hiểu kỹ xem trẻ sơ sinh bị trớ hay ọc sữa là hiện tượng tự nhiên hay dấu hiệu bệnh lý.

Quá ít trò chơi cho bé
Nhiều người cảm thấy mình không trang bị đủ cho con và khiến bé nhàm chán. Liệu bé có kém thông minh vì bạn thậm chí còn không mở nhạc cho con? Liệu con có chậm nói vì bạn không đọc truyện? Liệu chân tay bé có kém linh động vì bạn không trang bị thảm chơi đa năng cho con?

Thực tế, nguồn giải trí tuyệt vời nhất của bé chính là bạn. Ngay cả một chuyến đi dạo trong siêu thị điện máy trong chiếc địu cũng đã là một cuộc thám hiểm với một cậu bé sơ sinh. Bố mẹ chỉ cần làm những việc rất đơn giản như nói chuyện, khua chén đũa, hát hò… cũng đủ để kích thích trí tò mò và dạy cho bé cách tự làm vui bản thân.

Bé có thể mắc nghẹn
Cơ thể của một em bé khỏe mạnh sẽ phát triển cơ chế bảo vệ ngay khi bé mắc nghẹn để tránh nuốt phải hoặc bị dị vật rơi vào phổi. Bạn chỉ cần chú ý để những đồ vật có đường kính nhỏ hơn lõi một cuộn giấy toilet xa khỏi tầm tay bé.

Khi bé bị mắc nghẹn nghiêm trọng, sắc mặt bé chuyển sang màu đỏ, tím, bạn nên tiến hành sơ cứu bằng cách vỗ vào lưng bé: Đặt bé nằm sấp trên cánh tay bạn, vỗ lưng bé 4 nhịp giữa xương bả vai. Không nên dùng ngón tay để cố lôi đồ vật ra khỏi miệng bé khi bạn chưa nhìn thấy rõ.

Chấm dứt nỗi lo vô cớ khi chăm sóc bé sơ sinh

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bé bị nghẹn
Khi bé bị nghẹn, cách bạn xử lý ngay từ những phút đầu tiên là điều rất quan trọng, quyết định khả năng thoát khỏi nguy hiểm của bé. Nhưng theo thống kê gần đây, có gần 50% ba mẹ không biết cách sơ cứu khi con bị nghẹn. Những điều sau đây sẽ giúp bạn không còn “lóng ngóng” mỗi khi phải xử lý...

Bé không bú đủ sữa
Một số bà mẹ rất nhiều sữa, một số khác ít hơn. Nhưng dù thế nào đi nữa, bé vẫn có thể nhận đủ lượng sữa cần thiết. Bạn chỉ cần đảm bảo cho con bú 10 đến 15 phút mỗi bên ngực, 8 lần mỗi ngày thì các tuyến sữa sẽ được kích thích để sản xuất ngày một nhiều hơn.

Trong trường hợp mẹ cảm thấy bé bị mất nước, thông qua hiện tượng khô môi nẻ, buồn ngủ bất thường, bú yếu, không có đủ 6 chiếc tã ướt mỗi ngày, nên cho bé uống thêm sữa để bù chất lỏng và đưa bé đến các cơ sở y tế để được kiểm tra.

Việc chăm sóc bé sơ sinh tuy khó mà dễ. Chỉ cần giữ bình tĩnh, quan sát bé và thực hành các bước chăm sóc hàng ngày một thời gian, bạn sẽ thấy mọi việc trở nên trôi chảy mà thôi.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc