Chăm sóc giấc ngủ của bé: Mẹ có mắc sai lầm?
Sai lầm 1: Không theo đúng thời gian biểu ngủ nghỉ của bé
Tính nhất quán chính là chìa khóa để đảm báo giấc ngủ của bé đạt cả về lượng và chất. Ngủ đúng và đủ giờ còn giúp điều tiết hóc-môn theo đúng chu kỳ, đảm bảo sức khoẻ của bé. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường “phát ra” những tín hiệu thể hiện việc bé buồn ngủ như ngáp, dụi mắt, hoạt động chậm lại, rên rỉ, nhặng xị và mất hứng thú với việc vui chơi. Nếu mẹ bỏ qua các dấu hiệu đó và không cho bé ngủ theo nhu cầu, khiến cơ thế bé tự “sản xuất” hóc-môn gây stress làm bé khó ngủ, thay vì melatonin – chất làm dịu giúp bé thư giãn.
Chính vì thế, việc phá vỡ lịch trình ngủ nghỉ của con sẽ khiến con bị đảo lộn thời gian, mất giấc ngủ và tâm trạng sẽ luôn cáu gắt. Bố mẹ phải xem xét điều này như một vấn đề ưu tiên để đảm bảo em bé được khỏe mạnh, việc ngủ đúng giờ vô cùng quan trọng cho bé.
Khi bố mẹ tôn trọng mô hình thời gian biểu của bé, bố mẹ sẽ phát triển được các thói quen ngủ nói riêng và những thói quen tích cực khác nói chung cho bé.
Chăm sóc giấc ngủ của bé, nhiều yếu tố mẹ nghĩ là tốt nhưng thực chất lại hoàn toàn trái ngược
Sai lầm 2: Cho trẻ ăn no trước khi ngủ hoặc thêm ngũ cốc vào bình sữa
Pha thêm ngũ cốc vào sữa mẹ hoặc sữa công thức để giúp bé ngủ ngon hơn là điều mà các bà mẹ hay truyền tai nhau. Nhưng thực sự không có bằng chứng nào cho thấy bé sẽ ngủ nhanh hơn hoặc ngủ ngon hơn nếu được ăn thêm ngũ cốc, thậm chí một bữa ăn no trước khi đi ngủ.
Mẹ nên hiểu rằng, việc trẻ ngủ xuyên đêm hay không thường chẳng liên quan đến việc bé no hay đói. Vì chừng nào hệ thần kinh trung ương của bé chưa hoàn thiện thì chừng đó bé chưa thể ngủ xuyên đêm được (ngủ xuyên đêm nghĩa là ngủ liền 5 tiếng).
Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) cũng khuyến cáo, không nên cho bé ăn thức ăn đặc cho đến khi bé được ít nhất 4-6 tháng tuổi. Đồng thời, một vài nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa việc ăn thức ăn đặc sớm và bệnh béo phì, tiểu đường sau này.
Ngoài việc cho thêm ngũ cốc vào bình sữa, nhiều bà mẹ sợ một giấc ngủ đêm dài sẽ làm bé bị đói nên thường cho bé ăn no trước giờ ngủ. Tuy nhiên, việc làm này lại phản tác dụng, khiến bé khó đi vào giấc ngủ hơn so với bình thường. Nếu mẹ cho trẻ ăn quá no trước khi đi đủ, bé sẽ không kịp tiêu hóa hết, dẫn đến hiện tượng chướng bụng, đầy hơi.
Việc ăn đêm sẽ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động trong khi cơ thể lại cần sự “yên tĩnh” để bước vào nghỉ ngơi, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên trong khi nó cần được hạ thấp. Chính vì những lí do này, việc cho trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ sẽ là một tác nhân làm cản trở giấc ngủ của bé.
Chăm chút cho giấc ngủ ngày của con
Khi còn nhỏ, bé cần ngủ rất nhiều, thậm chí những nhóc dưới 3 tháng tuổi có thời gian ngủ gấp đôi so với người lớn. Đối với bé, những giấc ngủ ngày cũng quan trọng không kém giấc ngủ ban đêm. Làm sao để bé có được giấc ngủ ngày chất lượng nhất?
Sai lầm 3: Bỏ qua những thói quen cần có trước đi ngủ
Bé sẽ không thể đi vào giấc ngủ một cách êm ái khi vừa ăn no xong hoặc vừa đùa nghịch rất vui vẻ thì bị bắt đi ngủ. Những thói quen trước khi đi ngủ không chỉ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, nhận thức được việc sắp đến giờ đi ngủ mà còn có vai trò gắn kết giữa bố mẹ và bé.
Một tiếng trước khi bé đi ngủ, hãy bắt đầu những thói quen như bế bé vào giường hoặc cũi, kéo rèm, bật đèn ngủ, đọc truyện hoặc hát ru cho bé nghe. Bạn cũng có thể tắm hoặc lau người cho bé bằng nước ấm, thay bỉm và quần áo sạch để bé cảm thấy dễ chịu hơn. Với những cách đơn giản như thế này sẽ làm bé đi vào giấc ngủ nhanh chóng. Thế nên, mẹ đừng quên cho bé khoảng thời gian thư giãn trước khi ngủ nhé!
Sai lầm 4: Cho bé ngủ một giường lớn quá sớm
Bố mẹ đừng nên vội vã di chuyển trẻ một cách đột ngột, từ cũi hoặc một chiếc giường nhỏ sang một chiếc giường lớn hơn cho đến lúc bé có thể tự trèo ra khỏi cũi một mình, lúc đó bé rất dễ gặp nguy hiểm và cần chuyển về giường lớn để đảm bảo an toàn.
Như vậy, nên cho bé ngủ ở cũi đến khi bé được 2 tuổi, bé sẽ dễ dàng làm quen với không gian mới hơn và không bị khó ngủ.Thay vào đó, hãy cho trẻ làm quen dần, nếu sau một tuần trẻ không quen bạn nên cho trẻ về chiếc giường cũ của bé. Hoặc để giúp bé dần “thân thiết” với chỗ ngủ mới, bạn nên tháo bớt một bên rào của cũi, đặt cũi bên cạnh giường với độ cao tương đương, lưu ý rào quanh giường để bé không bị ngã xuống đất. Khi cảm thấy thoải mái với chỗ nằm ngủ của mình thì trẻ mới có thể có được một giấc ngủ ngon.
Bất ngờ 4 yếu tố làm tăng trí thông minh của bé
Di truyền và dinh dưỡng là hai yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não của trẻ. Tuy nhiên, đây không phải là 2 yếu tố duy nhất. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tuổi tác, cách nuôi dạy con hoặc thời điểm đi mẫu giáo cũng có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của bé
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Làm cách nào cho con một giấc ngủ ngon
- Để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.