Chăm sóc răng miệng cho bé và những điều mẹ cần biết

shape

30 Th11

Khanh ElisaTh11 30, 2019

Chăm sóc răng miệng cho bé và những điều mẹ cần biết

Nên bắt đầu cho bé tập đánh răng như thế nào?

Lần đầu tập đánh răng cho trẻ, bạn chỉ nên sử dụng loại bàn chải nhỏ, mềm và một xíu kem đánh răng thôi nhé! Dưới 2 tuổi, bé chỉ cần một lượng kem cỡ một hạt gạo dát mỏng. Lớn hơn một chút, khoảng 2 tuổi, bé có thể dùng lượng kem bằng hạt đậu non. Bé 5 tuổi trở lên dùng được lượng kem có kích cỡ bằng hạt đậu già cỡ nhỏ. Không cho bé dùng quá nhiều kem đánh răng, tốt nhất là theo đúng các hướng dẫn sử dụng đối với trẻ em.

>>> Xem thêm: Khi nào nên bắt con đánh răng?

Buổi sáng và tối sau khi ăn, bạn nên dạy cho bé đánh nhẹ nhàng mặt trên, mặt trong và mặt ngoài của răng; đồng thời chà lưỡi để làm sạch vi khuẩn gây hôi miệng, sau đó súc miệng kỹ với nước.

Bạn cũng nên lưu ý thay bàn chải mới cho bé ngay khi phần lông trên đầu bàn chải có vẻ sờn và loe ra nhé! Các nha sĩ cũng khuyên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn thức ăn còn dính trong kẽ răng của trẻ ngay sau khi đánh răng. Chỉ nha khoa có chứa fluor sẽ giúp làm sạch và bảo vệ trẻ đến từng kẽ răng.

Chăm sóc răng miệng cho bé và những điều mẹ cần biết

Mua cho bé một cái bàn chải dễ thương sẽ khiến bé thích thú hơn nhiều

Khi nào bé có thể tự đánh răng?

>>> Xem thêm: Để bé không còn sợ đánh răng

Bạn nên khuyến khích trẻ tự đánh răng ngay khi trẻ cảm thấy sẵn sàng và có thể làm việc đó. Trẻ dưới 7 tuổi thường không tự đánh sạch được hoàn toàn, vì vậy bạn phải luôn giám sát và hướng dẫn kỹ lưỡng mỗi khi bé đánh răng.

Bạn có thể cùng bé đánh răng, sau đó kiểm tra chéo lẫn nhau xem mỗi người tự đánh có sạch không. Chỉ cho con thấy những chỗ bé đánh sót và bé cũng giúp tìm ra những chỗ còn bẩn trên răng bạn.

Fluor có tác dụng gì đối với răng bé?

Đây là loại khoáng chất giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách củng cố men răng tránh các tác động của axít và vi khuẩn gây hại. Fluor trong kem đánh răng và nước rất có lợi cho sự phát triển của răng của bé. Nước uống đóng chai và nước ép trái cây cũng có chứa fluor nhưng thường trên nhãn hiệu không nói rõ liều lượng của thành phần này.

Trẻ dưới 3 tuổi cần 0.25mg fluor mỗi ngày, trẻ từ 3-6 tuổi cần 0.5mg, và 1mg/ngày cho trẻ trên 6 tuổi. Bạn có thể tham khảo ý kiến nha sĩ xem bé có nên dùng thêm thực phẩm chất năng bổ sung fluor không. Nên nhớ chỉ dùng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nha sĩ!

Tuy Fluor tốt cho răng nhưng nếu thường xuyên nuốt quá nhiều sẽ bị ngộ độc về sau, làm xuất hiện những đốm trắng trên răng bé. Đó chính là lý do vì sao không được dùng nhiều kem đánh răng, nhất là khi bé chưa biết cách nhổ kem và súc miệng.

Loại thức ăn nào dễ gây sâu răng?

>>> Xem thêm: Sâu răng, phòng bệnh hơn chữa bệnh

Bạn đừng cho bé ăn nhiều đồ ngọt, kể cả trái cây, nước ép, bơ đậu phộng hay thạch và những loại nhiều tinh bột hay dính răng như bánh mì, bánh quy giòn, mì ống… Thức ăn dẻo như trái cây khô cũng bám chặt vào răng rất khó chải sạch, khiến trẻ dễ bị sâu răng. Nên cho trẻ ăn đồ ngọt hoặc thức ăn giàu tinh bột cùng với bữa chính, chứ không ăn riêng lẻ lặt vặt như bữa phụ.

Khi nào trẻ cần đi gặp nha sĩ?

Các chuyên gia khuyên nên cho bé gặp nha sĩ trước 1 tuổi. Nếu bé chưa từng được kiểm tra răng miệng, bạn nên cho bé đi càng sớm càng tốt nhé. Sau đó bạn có thể theo dõi tình trạng răng miệng của bé như hướng dẫn của nha sĩ và đưa bé đến phòng nha khám định kỳ nếu cần.

Ngoài những nha khoa tư nhân đòi hỏi chi phí cao, cũng có những nha khoa cộng đồng chuyên chăm sóc sức khỏe răng miệng miễn phí cho trẻ em, bạn có thể hỏi tại trung tâm y tế địa phương để được hướng dẫn.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc