Chế ngự cơn thịnh nộ khi bé khủng hoảng tuổi lên 3

Khủng hoảng tuổi lên 3 là cột mốc tiếp theo cha mẹ phải đối diện khi nuôi dạy trẻ. Những cơn ăn vạ khó nhằn tuổi lên 2 có vẻ như chỉ là bước đệm, 3 tuổi mới thực sự là thử thách.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Ở tuổi lên 3 bé bắt đầu nhận thức được nhiều vấn đề xung quanh môi trường sống. Tâm lý bé lên 3 muốn tự lập nhiều hơn, không muốn phụ thuộc vào cha mẹ và luôn muốn khẳng định bản thân. Đó lý do bé thường làm trái ý cha mẹ. Các nhà giáo dục gọi đó là khủng hoảng tuổi lên 3.

Không khó để bắt gặp những tình huống trẻ xử lý như mình là chủ gia đình, bất hợp tác dù người lớn cố khuyên giải. Thật khó để giữ cái đầu lạnh khi bé luôn nằm ngoài vùng phủ sóng. Dưới đây là một số các chế ngự cơn thịnh nộ vô lý của trẻ trong giai đoạn con đang lớn.

Chế ngự cơn thịnh nộ khi bé khủng hoảng tuổi lên 3

Cột mốc lên 3 của bé luôn khiến cha me đau đầu

 

Luôn bình tĩnh trong mọi tình huống

Mặc dù không hề có ý muốn la mắng, nổi giận hoặc thậm chí là đánh con nhưng “máu sôi lên” khi bé từ chối hợp tác để giải quyết vấn đề mà chúng vừa gây ra. Tức muốn khùng điên nhưng chẳng thể làm gì, thậm chí đầu óc như muốn vỡ tung nhưng bạn vẫn nên học cách kiểm soát.

Cách tốt nhất là nhờ chồng/ người thân trông bé trong lúc đó, bạn đi ra ngoài hoặc tiếp tục làm việc, chỉ trở lại khi cơn giận qua đi và nói chuyện với bé lúc tâm trạng đã bình tĩnh.

Đừng nghĩ đến những cuộc đối đầu trực diện

Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 không chỉ diễn ra trong một sớm một chiều mà có thể lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Đến khi cảm thấy hết kiên nhẫn với con, bạn sẽ nghĩ đến một “cuộc chiến” thực sự nếu có thêm một vấn đề nào đó.

Chính sự lo lắng và chuẩn bị sẵn sàng đó sẽ ảnh hưởng đến cách xử lý tình huống tiếp theo mà trẻ gây ra. Và hậu quả là bé ăn vạ và bướng bỉnh hơn.

Giải thích cho bé biết tại sao cần hợp tác

Khác với tuổi lên 2, bé 3 tuổi có khả năng hiểu được vấn đề nếu cha mẹ từ từ giải thích cụ thể. Bé sẽ nhận biết được cha mẹ muốn điều có lợi cho mình. Ví dụ như nếu bé chịu khó dọn dẹp đồ chơi ngay bây giờ bé sẽ có thêm thời gian để mẹ kể chuyện cho bé trước khi ngủ. Sự hợp tác này hoàn toàn tốt cho cả phụ huynh và trẻ.

Chế ngự cơn thịnh nộ khi bé khủng hoảng tuổi lên 3

Kiên trì thuyết phục có thể bé sẽ hợp tác

Kiên trì lặp lại yêu cầu

Bình tĩnh chấp nhận sự từ chối bất hợp tác của trẻ. Cho dù đã rất cố gắng nhưng nhưng mọi sự cám dỗ về điều tuyệt vời nào đó đều không được sẽ chấp nhận. Nguyên tắc là cứ kiên trì với yêu cầu nhẹ nhàng nhưng chắc chắn của bạn cho đến khi nhận thấy những phản ứng tích cực của bé. Trẻ cần biết là bạn đang kiên nhẫn hết sức.

Nói sao làm vậy

Hãy chắc chắn rằng bạn luôn luôn tuân theo nguyên tắc của chính mình. Ví dụ nếu bạn cảnh cáo trẻ rằng bé sẽ bị phạt nếu tiếp tục ương bướng bạn cần thực hiện đúng những gì mình nói. Có thể gọi là “đe dọa” nhưng điều này là cần thiết để trẻ biết rằng cha mẹ không nói đùa và sẽ thực hiện ngay nế bé bất tuân. Đây cũng là cách khuyến khích bé thực hiện những hàng động tích cực hơn.

Khen ngợi khi cần thiết

Phần thường, khen ngợi ngay khi bé hợp tác chắc chắn đem lại hiệu quả hơn những hình phạt. Ví dụ khen ngợi con vì cuối cùng cũng chịu làm theo gợi ý của bạn. Rất có nhiều khả năng bé sẽ hành xử theo hướng tích cực này trong tương lai. Tặng bé một món đồ chơi yêu thích như là một phần thưỡng cũng rất hữu ích.

Thưởng- phạt phân minh

Bạn cần phải phân biệt được đâu là cái con muốn và cái con cần để dùng nó làm hình thức thưởng hay phạt. Động viên kịp thời và kỷ luật đúng lúc sẽ giúp bé vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 nhanh hơn.

Nhất quán

Đừng nghĩ trẻ còn nhỏ hành xử thế nào cũng được. Bé cũng đã biết cách tìm điểm yếu của cha mẹ. Nếu bạn thiếu kiên định bé sẽ tiếp tục thách thức trong lần kế tiếp. Xin lưu ý rằng việc dạy con cái là quá trình lâu dài. Thời gian đầu việc kiên nhẫn có vẻ khó khăn nhưng bạn sẽ sớm quen với điều này và bé cưng cũng sẽ có những thay đổi tích cực.

Tự tin vào bản thân

Cuộc chạm trán hàng ngày với mè nheo vô lý của con có thể khiến bạn khó chịu. Những thử thách không ngừng sẽ sớm làm giảm sự tự tin của bạn và bạn có thể bắt đầu nghi ngờ tính hiệu quả trong phương pháp giáo dục của mình. Đừng để điều đó xảy ra – hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn đang làm tốt.

Chế ngự cơn thịnh nộ khi bé khủng hoảng tuổi lên 3

3 bí kíp dạy con kỷ luật từ nhỏ
Bé con của bạn còn quá nhỏ để nhận thức về thế giới quanh mình hoặc hiểu những quy tắc, kỷ luật? Bé chưa biết những luật lệ để tuân thủ hoặc cần tránh. Nhiều bé có thể không vâng lời bố mẹ vì bé cho rằng những quy tắc xã hội không liên quan gì đến mình cho đến khi bé lớn hơn. Mẹ phải làm sao?

Khủng hoảng tuổi lên 3 – cột mốc không phải bé nào cũng dễ dàng vượt qua nhưng chắc chắn với sự đồng hành của những phụ huynh kiên định và hiểu biết, “vé” đi qua thời điểm này rất đơn giản.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: