Cho con bú và những nỗi niềm khó nói

shape

30 Th11

Julia PhạmTh11 30, 2019

Cho con bú và những nỗi niềm khó nói

Cho con bú và những nỗi niềm khó nói

Với mẹ có bầu ngực lớn, tư thế cho con bú này sẽ dễ dàng và an toàn hơn

1/ Cho con bú khi đầu ti to

Mẹ có đầu ti to, trẻ sơ sinh sẽ rất khó để bú mẹ, bởi bé chỉ bú được khi miệng ngậm cả núm vú và một phần quầng vú. Trong khi, vì ti mẹ quá to, miệng em lại quá bé, làm sao có thể “bám” vào để “ăn” sữa?

Nếu sữa mẹ ra nhiều, bé sẽ không mấy vất vả để bú chỉ qua đầu ti mà không cần đến sự hỗ trợ của việc tác động vào các tia sữa ở quầng vú. Tuy nhiên, với những mẹ có nguồn thức ăn hạn hẹp, việc bé chỉ ngậm đầu ti thôi để bú sữa dường như quá gian nan.

Mẹ có thể tham khảo những lời khuyên sau:

-Sử dụng máy hút sữa trước khi cho bé bú. Tác động của lực hút có thể giúp kéo dài kích thước của núm vú và hỗ trợ bé bú mẹ dễ dàng hơn.

-Nếu ngực lúc nào cũng căng sữa, trước khi bé ăn, mẹ nên vắt bớt lượng sữa ra. Khi bầu ngực mẹ nhẹ nhàng, mềm mại hơn, bé cũng bú nhanh hơn.

-Tư vấn ý kiến của bác sĩ để tìm ra cách cho con bú đơn giản mà hiệu quả hơn. Nếu cảm thấy không khắc phục được và bé cứ khó chịu mỗi khi bú, mẹ nên vắt hoặc bơm sữa ra bình. Khi bé lớn hơn, có thể thử cho bé bú mẹ lại mà không cần qua trung gian.

2/ Cho con bú khi núm vú bị tụt vào trong

Khoảng 10% phụ nữ sỡ hữu đầu ti bị thụt vào trong. Khi mang thai, ngực tăng kích cỡ, núm vú cũng tự nhiên nhô ra ít nhiều, từ đó tạo điền kiện cho em bé khi ra đời bú dễ dàng hơn. Bất kể đầu ti to hay nhỏ, miễn là bé con vẫn bú được và tăng cân đều đều, mẹ không cần phải tìm cách để khắc phục.

Đôi khi lúc bú mẹ, bé không tỏ thái độ gì, nhưng đừng vì thế mà mẹ làm lơ. Theo dõi sức khỏe và quá trình tăng cân của con để nắm rõ liệu bé có gặp khó khăn khi bú mẹ hay không. Trẻ thiếu cân, bị mất nước và vàng da chính là hệ quả của việc thiếu hụt chất dinh dưỡng thiết yếu.

Đôi khi, mẹ chỉ có một bên ngực là đầu ti thụt vào, bên kia vẫn hoàn toàn bình thường. Mẹ có thể cho bé bú bên bình thường, và dùng máy bơm sữa cho ngực bên kia để duy trì nguồn sữa và giữ cho bộ ngực đẹp đều. Ngoài ra, mẹ tham khảo thêm một số mẹo cho con bú sau:

-Cuối thai kỳ, tư vấn ý kiến của bác sĩ liệu bạn có đang sở hữu núm vú bị tụt vào trong không. Một khi nhận được kết quả, bạn sẽ tránh được sự bối rối, lúng túng khi lần đầu cho con bú và gặp trục trặc.

-Đừng cố gắng kích thích núm vú bằng cách kéo đầu ti ra ngoài trong thai kỳ, đặc biệt là những tuần cuối, trừ phi bác sĩ yêu cầu. Dùng tay kích thích đầu ti gây ra các cơn co thắt tử cung, cuối cùng dẫn đến sinh non.

-Thử dùng máy bơm sữa trước khi cho bé bú, để đầu ti lộ ra ngoài.

-Nếu ngực đang căng sữa, vắt một ít ra để bé bé sau đó dễ hơn với bầu ngực nhẹ và mềm.

-Dùng hai ngón tay giữ núm vú, theo kiểu chữ C (ngón cái và ngón trỏ) hoặc chữ V (ngón trỏ và ngón giữa) khi cho bé bú.

-Theo dõi tình trạng “chất thải” của bé, sức khỏe lẫn cân nặng để đảm bảo bé vẫn đang nhận đủ dưỡng chất cần thiết từ sữa mẹ.

Cho con bú và những nỗi niềm khó nói

Chẩn bệnh cho con qua chất thải
Với trẻ nhỏ có hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, việc “ăn gì ra nấy” sẽ để lại nhiều dữ kiện có ích cho các bậc cha mẹ dễ dàng đoán biết tình trạng sức khoẻ của con.

3/ Cho con bú với bầu ngực quá lớn

Bầu ngực quá lớn, không có nghĩa sữa sẽ nhiều và hoàn toàn tích cực với trẻ sơ sinh và cả người mẹ. Nhất là với ai làm mẹ lần đầu, rất khó để tìm vị trí phù hợp để cho bé bú, đặc biệt là những ngày đầu sau sinh. Hơn nữa, không ít mẹ còn lo bé con bị ngạt thở khi bú mẹ. Tình trạng căng và đau do ngực quá lớn cũng diễn ra thường xuyên hơn.

Mẹ có thể “bỏ túi” 5 bí kíp cho con bú với bầu ngực lớn sau:

-Trong thai kỳ, tham gia lớp học tiền sản, lớp học dạy cho con bú để thoải mái và tự tin hơn lúc bé ra đời.

-Nhờ y bác sĩ giúp đỡ vào ngày đầu sau khi sinh con về việc cho con bú.

-Dùng máy hút sữa trước khi cho bé bú để làm nhẹ và dịu bầu ngực.

-Giữ núm vú bằng hai ngón tay theo kiểu chữ C.

-Nếu lo sợ bé bị ngạt thở, nhờ bác sĩ hướng dẫn bạn cho con bú theo cách bất đối xứng (mặt bé đối diện với ngực mẹ thay vì song song).

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc