Chuyện không thể ngờ: Hóc trân châu trà sữa, bé gái 11 tuổi bất ngờ tử vong

Trà sữa trân châu là món khoái khẩu của nhiều người, với người lớn và cả trẻ nhỏ. Nhiều bố mẹ vẫn cho con uống món nước này mà không lường được hết nguy hiểm. Đặc biệt gần đây có một trường hợp của một bé gái 11 tuổi ở TP.HCM bị hóc hạt trân châu trà sữa dẫn đến tử vong rất đáng tiếc.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Được biết nguyên nhân sự việc do bé hút mạnh, những hạt trân châu đã chạy tọt vào cuống họng, gây bít đường thở. Nó làm trẻ tím tái và dẫn đến tử vong nhanh chóng. Đây thực sự lời cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ đôi khi chỉ một phút chủ quan mà mất đi khúc ruột của mình.

Vụ hóc hạt trân châu trà sữa tử vong gây xôn xao cư dân mạng

Vụ việc nêu trên đặc biệt được quan tâm khi một bác sĩ chia sẻ trên mạng xã hội Facebook. Theo như những gì anh viết, người mẹ của bé gái bị hóc là bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Hai mẹ con ở nhà cùng làm trà sữa trân châu để thưởng thức.

Câu chuyện đau lòng xảy ra khi do đứa con gái 11 tuổi hút mạnh. Hạt trân châu bị mắc kẹt ngay đường thở làm bé tử vong. Tử thần đến quá bất ngờ, khiến chị trở tay không kịp.

Nguyên văn câu chuyện được chia sẻ như sau:

Một câu chuyện buồn cần phải nói ra.

Một nữ đồng nghiệp của tôi tháng trước bị mất một đứa con gái 11 tuổi. Bé đang khoẻ mạnh, tung tăng và chơi cùng mẹ. Mẹ là bác sĩ chuyên khoa 2 về hô hấp. Bé mất đột ngột vì một lý do rất vô lý.

Vô lý đến mức không chấp nhận được. Vô lý đến mức người mẹ không dám đối diện với sự thật. Người mẹ không dám nhớ, không dám nghĩ rằng tử thần đã mượn tay của mẹ để lấy đi sinh mạng của con.

Chuyện không thể ngờ: Hóc trân châu trà sữa, bé gái 11 tuổi bất ngờ tử vong

Ảnh chụp bài đăng chia sẻ vụ tai nạn hóc trân châu gây tử vong trên Facebook

Và không phải chỉ một bà mẹ đau khổ như vậy mà có thể đã có rất nhiều bà mẹ như vậy. Chính sự đau khổ, cố giấu sự thật sẽ tiếp tục mở cửa cho những cái chết và sự đau khổ tương tự cho những đứa con và những bà mẹ khác.

Cảm nhận được sự quan trọng này, tôi xin lỗi bạn tôi vì đã gợi lại nỗi đau để làm bài học cho nhiều người khác.

Sự việc xảy ra khi hai mẹ con vui vẻ cùng tự tay làm món trà sữa trân châu. Món ngon cả hai mẹ con cùng thích. Hạt trân châu bằng bột, dẻo dẻo, dai dai, dính dính. Nước trà sữa ngọt ngào, thơm ngon.

Chiếc ống hút to bự đưa từng ngụm trà sữa cùng những hạt trân châu vào miệng. Nhai dai dai, dẻo dẻo. Có một hạt kẹt trong ống nên bé hút mạnh và hạt trân châu bay thẳng vào cuống họng của bé làm tắc đường thở! Bé chới với vì nghẹn thở. Bé không thể hít vào hay thở ra.

Mọi phương pháp giải thông đều vô hiệu. Nghiệm pháp Heimlich vô hiệu. Hạt bột dính chứ không trơn như hột me hay hòn bi. Người mẹ không thể làm gì trong cơn hoảng loạn đó.

Khi đưa bé đến bệnh viện thì bé không còn cơ hội sống! Có lẽ nỗi đau này sẽ còn kéo dài đến vô tận cho người mẹ. Tôi có lỗi khi chạm vào nỗi đau của bạn tôi nhưng tôi sẽ có lỗi nhiều hơn khi không cảnh báo cho mọi người về tai nạn chết người này.

Hãy cảnh giác với ống hút và hạt bột trân châu!

Bài đăng nhận được nhiều lượt quan tâm, chia sẻ cùng rất nhiều bình luận đau xót và đồng cảm, lo lắng và hoang mang của nhiều người làm cha mẹ.

Từng lời từng chữ của vị bác sĩ là sự gửi gắm lời cảnh báo về tai nạn hóc dị vật ở trẻ mà bố mẹ hết sức lưu ý trong quá trình nuôi dạy con.

Vì sao hạt trân châu trà sữa lại làm bé tử vong?

Sở dĩ hóc hạt trân châu có thể làm trẻ tử vong là do hạt trân chân tròn, mềm, dai và dính. Khi vào đường thở sẽ gây bít đường thở, làm trẻ nhanh chóng ngạt, tử vong.

Chuyện không thể ngờ: Hóc trân châu trà sữa, bé gái 11 tuổi bất ngờ tử vong

Trân châu trà sữa, thứ tưởng chừng vô hại lại có thể cướp đi mang sống các bé

Trước đây, câu chuyện về bé 11 tháng tuổi mới đây tử vong vì hóc thạch rau câu vẫn còn làm các bậc cha mẹ sợ hãi. Ngoài ra một bé trai 5 tuổi ở quận 10 khi ăn thạch rau câu, do mút mạnh, bé bị sặc, tím tái. Bác sĩ đã cứu chữa tận tình nhưng đành bất lực nhìn bé ra đi.

Với những trẻ bị hóc dị vật như hạt trân châu, thạch rau câu, nếu được cứu sống thì nguy cơ để lại di chứng cũng rất cao. Nguyên nhân do trẻ thiếu oxy lên não quá lâu, khiến não chịu nhiều tổn thương nặng nề.

Chuyện không thể ngờ: Hóc trân châu trà sữa, bé gái 11 tuổi bất ngờ tử vong

Dùng xe tập đi cho bé: Cẩn thận nguy cơ tai nạn!
Nghe có vẻ khó tin, nhưng những chiếc xe tập đi cho bé lại nằm trong top những vật dụng được đánh giá là gây nguy hiểm. Nếu bố mẹ đang sử dụng hoặc có ý định sắm chiếc xe này cho bé, đừng quên tham khảo những lưu ý an toàn dưới đây

Cách sơ cứu khi trẻ hóc dị vật

Khi trẻ mắc dị vật đường thở, nếu con vẫn có thể khóc, ho được, tỉnh táo, hồng hào, bố mẹ hãy khuyến khích bé ho để tống dị vật ra ngoài. Nếu vẫn không tống được dị vật, cần đưa bé đến bệnh viện.

Trong lúc chờ đưa đi bệnh viện, bố mẹ có thể làm các thủ thuật để xử lý khi trẻ bị hóc hay nuốt dị vật như sau:

  • Thủ thuật vỗ lưng: Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay người sơ cứu, bàn tay giữ cằm để đầu của trẻ ngửa. Dùng gót bàn tay kia vỗ 5 cái thật mạnh vào giữa hai bả vai bé.
  • Thủ thuật ấn ngực: Lật ngửa trẻ, đầu trẻ thấp và nằm trên đùi người sơ cứu, dùng hai ngón tay ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái cho đến khi di vật được đẩy ra ngoài.
  • Ngoài ra, cần tránh móc dị vật vì có thể làm cho nó bị đẩy vào sâu hơn.

Chuyện không thể ngờ: Hóc trân châu trà sữa, bé gái 11 tuổi bất ngờ tử vong

Bố mẹ nên tìm hiểu các biện pháp sơ cứu để xử lý khi trẻ bị hóc dị vật

Đề phòng trẻ mắc dị vật đường thở

  • Với trẻ nhỏ, tránh ép trẻ ăn khi bé đang khóc, cười, đùa nghịch, chạy nhảy…
  • Không cho trẻ nhỏ ăn các các hạt cứng như lạc, đậu, hướng dương…
  • Cẩn thận khi cho bé ăn trái cây có hạt hoặc có thể mắc nghẹn như: táo, dưa hấu, nho…
  • Không để các đồ vật có kích thước nhỏ như viên bi, pin… gần tầm với của bé.

Với trẻ lớn hơn, không cho bé ăn rau câu, hạt trân châu trà sữa. Nếu bé ăn có thể cắt nhỏ cho bé hoặc khuyến khích bé ăn bằng muỗng để tránh trường hợp hút mạnh khiến thức ăn đi vào đường thở, tử vong.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: