Có nên dạy con cùng lúc 2 ngôn ngữ?
Xu hướng dạy con cùng lúc 2 ngôn ngữ ngay từ khi bé còn nhỏ đang ngày càng được phổ biến rộng rãi, nhất là với những gia đình có bố hoặc mẹ là người nước ngoài. Tuy nhiên, theo ý kiến của một số người, việc dạy song song 2 ngôn ngữ có thể khiến trẻ bị bối rối, thậm chí chậm nói hơn những đứa trẻ khác. Liệu đây có phải sự thật? Cùng MarryBaby tìm hiểu những vấn đề thường gặp xung quanh việc 2 ngôn ngữ này nhé!
Mẹ đang làm đúng hay làm sai khi dạy con cùng lúc 2 ngôn ngữ?
Vấn đề 1: Bé sẽ dễ bối rối và không phân biệt được giữa hai ngôn ngữ
Với những đứa trẻ được dạy 2 ngôn ngữ từ nhỏ, bé thường có xu hướng “trộn” 2 ngôn ngữ khi nói chuyện. Chẳng hạn, khi muốn nhờ mẹ lấy dùm quả bóng, rất có thể bé sẽ nói: “Mommy, con muốn a ball”. Theo các chuyên gia, đây là một điều hết sức bình thường, và mẹ không cần quá lo lắng. Khi lớn hơn một chút, khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển hơn, và việc này sẽ không còn là vấn đề nữa. Đồng thời, các chuyên gia cũng cho biết, ngay từ khi còn là trẻ sơ sinh, bé đã có khả năng nhận biết nhiều loại ngôn ngữ khác nhau.
Vấn đề 2: Dạy con 2 ngôn ngữ khiến bé chậm nói
Điều này hoàn toàn không đúng đâu các mẹ nhé! Theo các chuyên gia, so với những bé học 1 ngôn ngữ, nhưng bé được dạy 2 ngôn ngữ cùng lúc có thể có vốn từ vựng ít hơn trong từng ngôn ngữ, nhưng khả năng ngôn ngữ của con vẫn theo kịp tiến độ. Bé có thể nói được những câu đơn, ngắn khi được 15-18 tháng tuổi. Đồng thời, theo các chuyên gia ngôn ngữ, nếu bé chậm nói, nguyên nhân có thể do bé đang gặp phải vấn đề rối loạn ngôn ngữ, và cần được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Trẻ chậm nói có đáng lo?
Khả năng ngôn ngữ ở mỗi bé phát triển khác nhau. Rất bình thuờng nếu bé nhà bạn chậm nói hơn các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, mẹ nên đặc biệt chú ý nếu bé không có phản ứng với âm thanh hoặc không thể nói những âm thanh đơn giản.
Vấn đề 3: Thời điểm bắt đầu
Không bao giờ là quá trễ hoặc quá sớm để dạy cho bé một ngôn ngữ mới. Theo nghiên cứu, việc học ngôn ngữ thứ 2 có thể dễ dàng hơn nếu như bé dưới 10 tuổi, thậm chí sẽ còn dễ hơn rất nhiều với những bé 5 tuổi. Tuy nhiên, thời gian tối ưu để dạy con ngoại ngữ mới là trong 3 năm đầu đời của mình, khi bé vẫn đang học tiếng mẹ đẻ, vì lúc này não bé đạt tốc độ phát triển tối đa, và rất linh hoạt. Sau tuổi dậy thì, nếu học thêm, ngôn ngữ mới sẽ được tồn tại trong một khu vực khác của não, bé cưng sẽ mất thêm một công đoạn dịch trước khi nói.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Các nguyên tắc dạy ngoại ngữ cho trẻ 2,3 tuổi
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.