Có nên để bản năng dẫn lối khi trẻ bị sốt?

shape

12 Th04

Julia PhạmTh04 12, 2020

Có nên để bản năng dẫn lối khi trẻ bị sốt?

Trẻ bị sốt luôn là từ khóa được nhắc rất nhiều trong suốt hành trình làm mẹ của bạn, từ khi bé còn sơ sinh đến khi trẻ lớn hơn. Sốt có phải dấu hiệu nguy hiểm? Xử sao khi con bị sốt? Thuận tự nhiên hay các chuyên gia lý giải cơn sốt của trẻ một cách khoa học?

Ngay cả khi trẻ bị sốt 39 độ, mẹ cũng không cần quá lo. Thay vào đó, hãy hít một hơi thật sâu và bình tĩnh nhớ lại những lời khuyên sau đây:

Trẻ bị sốt không phải là bệnh

Bệnh sốt là từ được rất nhiều người sử dụng. Thực tế lại không phải vậy. Sốt đơn thuần là phản ứng của cơ thể đối với một nhiễm trùng cơ bản. Theo giáo sư Michael Steiner, sốt là một phản ứng khỏe mạnh của cơ thể.

Có nên để bản năng dẫn lối khi trẻ bị sốt?

Sốt cũng được coi là phản ứng tích cực của cơ thể trẻ

Với trẻ em ngay sau khi sinh có thể nhiễm trùng thường do các loại virus như bệnh cảm lạnh hoặc dạ dày gây ra. Ngoài sốt, bé có thể bị phát ban, sổ mũi hoặc ho. Thực tế, theo giáo sư Michael Steiner, việc trẻ bị sốt không quan trọng bằng các dấu hiệu đi kèm. Chuyên gia khuyến cáo các mẹ nên lưu ý đến các dấu hiệu này. Chẳng hạn, trẻ có bị tiêu chảy? Có máu trong phân hay không? Trẻ có biểu hiện co giật bất thường?

Các trường hợp sốt do virus thường dễ dàng được điều trị bằng acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, Michael Steiner không khuyến cáo các mẹ nên tự ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt, nhất là trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và kê đơn phù hợp.

Bé dưới 3 tháng tuổi cần lưu ý cột mốc 38 độ

Với trẻ sơ sinh, đặc biệt là những bé dưới 3 tháng tuổi, nếu nhiệt độ đo được ở hậu môn là 38 độ, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện. 38 độ C là dấu hiệu báo động cơ thể bé đang có sự bất thường.

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển hệ miễn dịch. Trẻ có thể bị nhiễm trùng máu mà không có bất cứ dấu hiệu điển hình nào khác. Kiểm tra máu và nước tiểu mới có thể xác định liệu trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay trẻ bị các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Với các bé lớn hơn, hãy để bản năng dẫn lối

Bé cưng trên 3 tháng tuổi và sốt 39 độ C có phải cũng như dấu hiệu cảm lạnh, cúm? Với những trường hợp này, mẹ có thể hạ sốt cho bé tại nhà bằng cách cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen. Tắm nước ấm cũng có thể giúp bé hạ sốt, cũng như giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Để da tiếp xúc với chất lỏng sẽ giúp cơ thể cân bằng nhiệt độ, giống như việc đổ mồ hôi khi  tập thể dục.

Hầu hết các virut đều biến mất trong ba hoặc bốn ngày. Tuy nhiên, không phải trẻ sốt càng cao càng nguy hiểm. Không thiếu những trường hợp trẻ bị sốt trên 39 độ vẫn có thể chơi đùa, trong khi những bé sốt 38,4 độ lại quấy khóc liên tục.

Chuyên gia khuyến cáo mẹ nên gọi bác sĩ nếu trẻ sốt liên tục trong nhiều ngày hoặc bé xuất hiện một trong những tình trạng bất thường sau:

  • Bé không đi vệ sinh
  • Không có phản ứng khi bạn gọi
  • Bé bị khó thở, co giật
  • Bé bị tiêu chảy, phân có máu

Động kinh khi sốt cao co giật rất nguy hiểm, nhưng rất hiếm xảy ra

Hiện tượng trẻ co giật khi thân nhiệt tăng cao gọi là sốt cao co giật. Hầu hết các trường hợp trẻ sốt cao giật thường xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu cơn sốt. Phần lớn những trường hợp này sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ nếu kịp thời hạ sốt.

Tuy nhiên, nếu các cơn co giật của trẻ kéo dài, tái diễn hoặc co giật khi nhiệt độ hạ thấp, bé có thể bị động kinh.  Chỉ  2-5% trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ gặp phải trường hợp này. Trong đó, những bé 2 tuổi thường dễ bị hơn hẳn.

Đơn giản luôn là thứ tốt nhất

Mẹ không cần đầu tư các loại nhiệt kế hiện đại hay sử dụng các công nghệ mới. Theo các chuyên gia, nhiệt kế càng đơn giản càng tốt. Việc quan trọng hơn là mẹ phải biết cách sử dụng nhiệt kế đúng cách.

Ở trẻ sơ sinh, đo nhiệt độ ở hậu môn luôn chính xác nhất. Với những bé lớn hơn, mẹ cũng có thể đo nhiệt độ cho trẻ ở nách hoặc dưới lưỡi.  Tuy nhiên, nhiệt độ ở nách hoặc lưỡi có thể sẽ chênh lệch 0,5-2 độ so với nhiệt độ mẹ đo ở hậu môn.

Có nên để bản năng dẫn lối khi trẻ bị sốt?

Bé bị sốt nên được ăn gì, uống gì?
Với trẻ nhỏ, khi bị sốt lâu ngày, cơ thể sẽ suy yếu, mệt mỏi, dẫn đến chán ăn nên càng khó phục hồi. Vậy bé nên ăn gì để nhanh chóng vượt qua? Mẹ hãy bổ sung những thực phẩm dưới đây vào thực đơn ăn uống mỗi ngày, để giúp bé “chống” lại cơn khó chịu, uể oải do ốm sốt mang lại nhé!

Lần đầu làm mẹ, có thể bạn sẽ khó giữ bình tĩnh và cảm thấy lo lắng khi trẻ bị sốt. Tuy nhiên, với những thông tin trong bài viết trên đây, MarryBaby hy vọng có thể giúp bạn giảm bớt phần nào nỗi lo cũng như biết cách ứng phó phù hợp mỗi khi trẻ bị sốt.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc