Con khủng hoảng tuổi lên 3, hiểu để xử lý "cái một"!

shape

11 Th04

Julia PhạmTh04 11, 2020

Con khủng hoảng tuổi lên 3, hiểu để xử lý "cái một"!

Dạy trẻ lên 3 bằng đòn roi không phải là một biện pháp hiệu quả mà ngược lại, còn có thể tạo tâm lý “phản kháng” và “ám ảnh bạo lực” cho trẻ. Thay vào đó, khi nuôi dạy con ở giai đoạn này, bố mẹ cần tìm hiểu những thay đổi tâm lý sau sắc bên trong của con. Đồng thời kiên nhẫn và linh hoạt hơn trong mỗi cách xử lý tình huống.

Khái niệm khủng hoảng tuổi lên 3

“Khủng hoảng tâm lý tuổi lên ba” là khái niệm được các nhà tâm lý học dùng để chỉ giai đoạn từ khoảng 3 đến hơn 4 tuổi với các biểu hiện về tâm lý như bướng bỉnh, dễ cáu gắt, hay khóc, thích sở hữu, thích làm trái ý người khác…

Đây là biểu hiện cho sự chuyển giao từ giai đoạn ấu nhi (0 đến 3 tuổi) sang giai đoạn trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi). Ở thời điểm này, tâm lý trẻ có sự thay đổi mạnh mẽ, kéo theo những cách cư xử có phần tiêu cực khiến bố mẹ nhiều lúc phải “bó tay”.

Con khủng hoảng tuổi lên 3, hiểu để xử lý "cái một"!

Khi lên 3, trẻ có nhiều thay đổi tâm lý làm bố mẹ mệt mỏi

Biểu hiện khủng hoảng tâm lý tuổi lên ba ở trẻ

Những biểu hiện này làm bố mẹ hết sức bực tức và đau đầu. Tuy nhiên phụ huynh cần bình tĩnh để xem xét và dạy dỗ bé.

  • Phản ứng tiêu cực: Trẻ không chịu nghe theo yêu cầu của người lớn. Tuy nhiên, khác với sự “không vâng lời”, phản ứng tiêu cực là thái độ thể hiện suốt trong mối quan hệ của trẻ với người lớn. Nó thể hiện rõ nhất là tính ngoan cố và ngang ngạnh. Trẻ kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình bất chấp đúng sai; trẻ lờ đi tất cả những lời nói từ bố mẹ, người lớn khác.
  • Muốn tự làm việc: Trẻ thể hiện xu hướng muốn thoát khỏi sự kèm cặp của người lớn và tự mình làm một số việc, thậm chí cả những việc vượt ngoài khả năng của mình. Đây là biểu hiện cho thấy trẻ đang khẳng định mình là một cá thể độc lập.
  • Nổi loạn: Trẻ luôn ở trong trạng thái “phòng thủ”, dễ kích động. Giữa trẻ và người lớn luôn như đang chực chờ những cuộc “cãi vã” vậy.
  • Muốn có quyền: Trẻ muốn thể hiện sự “thống trị” lên những mối quan hệ hoặc đồ vật xung quanh. Nếu trẻ là con một, hiện tượng này dễ xảy ra hơn. Chúng ta thường thấy trẻ hay sử dụng từ “của con”, “cho con hết”,…khi đi đâu, trẻ đều tranh đi trước, uống nước trước,….
  • Vô lễ với người lớn: Giai đoạn này trẻ thường nói những câu vô lễ trẻ vô tình học được với người lớn: bà dở, mẹ dở…. Sự phản ứng gay gắt của bố mẹ chính là “động lực, niềm vui” để trẻ tiếp tục hành vi này.

    Con khủng hoảng tuổi lên 3, hiểu để xử lý "cái một"!

    Bố mẹ cần tìm hiểu để có cách giáo dục hiệu quả

Nguyên nhân tình trạng ương bướng của trẻ 3 tuổi

Khi một đứa trẻ lên 3 tuổi, các bé đã nhận thức được mình là một cá nhân độc lập và bé cũng cố gắng khẳng định tính độc lập, tự chủ đó của mình. Đó gọi là nguyện vọng độc lập.

Trẻ biết được mình có nhiều khả năng, kỹ năng; mong muốn được làm nhiều thứ, được tôn trọng nhưng lại bị kiểm soát quá mức bởi người lớn. Kết quả là có những phản ứng tiêu cực.

Các cháu muốn có cơ hội được thể hiện mình nhưng khi thực hiện chắc chắn rằng trẻ cũng sẽ gặp vô số thất bại, khó khăn và sai lầm. Tuy vậy, nhờ thế đứa trẻ sẽ học được nhiều thứ hơn.

Con khủng hoảng tuổi lên 3, hiểu để xử lý "cái một"!

Những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh: Hè này, đi biển cần gì?
Những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh mùa Hè này, nếu đi biển chắc chắn không thể thiếu kem chống nắng, đồ bơi, phao bơi... Cho bé đi chơi là cứ chuẩn bị tinh thần lỉnh kỉnh mẹ nhé!

Đôi khi, ở một số trường hợp trẻ em, không có bất kì phản ứng hay hành vi tiêu cực nào rõ ràng hoặc là chưa đến mức được coi là tiêu cực.

Sự xuất hiện của các phẩm chất như ý chí, độc lập và niềm tự hào là những thành tựu cần đạt được ở độ tuổi này. Nó không chỉ là dấu hiệu của sự phát triển hoàn thiện mà còn tạo cơ sở, tiền đề cho sự phát triển tâm lý ở giai đoạn tiếp theo.

Xử lý khủng hoảng tuổi lên 3 như thế nào?

Các phản ứng, hành vi tiêu cực trở nên trầm trọng hơn thường là do mô hình độc đoán trong gia đình. Nó làm hạn chế quyền tự chủ và sáng kiến của đứa trẻ.

Việc cấm đoán, đưa ra hình phạt, bảo vệ quá mức, giáo dục thiếu quy tắc hoặc vô tình thể hiện một tấm gương xấu cũng sẽ làm cho cuộc khủng hoảng ở độ tuổi này trở nên dữ dội hơn.

Con khủng hoảng tuổi lên 3, hiểu để xử lý "cái một"!

Bố mẹ cần thật bình tĩnh để cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3

Dưới đây là một vài lời khuyên giúp cả bố mẹ và con cái vượt qua được cuộc khủng hoảng tất yếu này :

  • Tạo cơ hội để trẻ được nói, đưa ra ý kiến và được làm một số hoạt động trong phạm vi nào đó (tự chọn quần áo mặc, tự lấy bát đũa,…).
  • Tránh mối quan hệ độc đoán, bảo vệ quá mức.
  • Nhận thức được nguyện vọng độc lập của đứa trẻ, khả năng hiện tại và các khó khăn của trẻ.
  • Sử dụng một vài kỹ thuật, chiến thuật trong chơi game để giao tiếp cảm xúc với trẻ.
  • Giải thích các quy tắc, chuẩn mực về hành vi với những hình thức đơn giản, dễ hiểu.
  • Nhấn mạnh những việc nên làm và không nên làm, thay vì “cấm”.
  • Thỏa hiệp trong một số tình huống gay gắt, cho trẻ có quyền được tự do lựa chọn.
  • Cố gắng giao tiếp với con như thể bé là “người lớn”.
  • Hướng dẫn trẻ các kỹ năng xã hội với bạn bè và những người xung quanh.
  • Đừng chỉ trích những thất bại, lỗi lầm của bé.
  • Hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn để tránh những thất bại liên tiếp.
  • Hãy là một tấm gương, một hình mẫu tốt.

Nếu trẻ em trong giai đoạn này được khuyến khích và hỗ trợ; tính độc lập của trẻ sẽ ngày càng tăng, chúng sẽ tự tin hơn với khả năng tồn tại của mình trên thế giới. Còn nếu không, trẻ sẽ thiếu tự tin, suy giảm lòng tự trọng và luôn phụ thuộc vào người khác.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc