Cùng PGS. Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm “chữa” chứng ngán sữa ở trẻ

Trẻ lắc đầu nguầy nguậy khi cha mẹ pha một ly sữa phổ biến là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Liệu điều này có bình thường và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hay không? Hãy tìm câu trả lời cùng PGS. Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Share this Post:
Nuôi dạy con

Trẻ ngán sữa, nỗi lo không của riêng cha mẹ nào

Theo PGS. Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, ngán sữa không phải là tình trạng quá hiếm gặp và có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nhưng các bậc cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân, lưu ý và tránh để tình trạng này kéo dài.

Cùng PGS. Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm “chữa” chứng ngán sữa ở trẻ

PGS. Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Cùng chuyên gia đi tìm nguyên nhân trẻ ngán sữa

1. Chế độ dinh dưỡng “thừa còn hơn thiếu”: Đôi khi các mẹ bị “đóng đinh” trong đầu suy nghĩ rằng con đang tuổi ăn tuổi lớn nên luôn cố gắng chế biến cho con những món ăn chứa càng nhiều chất dinh dưỡng càng tốt. Ngoài ra một số bậc phụ huynh còn ép con ăn càng nhiều càng tốt, dường như việc nhìn thấy con ăn nhiều sẽ làm cho mẹ yên tâm hơn về chế độ dinh dưỡng của con.

Khi luôn ở trong tình trạng no, trẻ sẽ không cảm giác được vị ngon khi ăn, và không muốn uống thêm sữa nữa là điều dễ hiểu. Thực tế trẻ luôn cần một chế độ giàu dinh dưỡng nhưng phải cân bằng giữa năng lượng, vitamin, khoáng chất và các vi chất dinh dưỡng khác. Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ làm tăng vị ngon của trẻ qua từng món ăn.

2. Ngại thay đổi sữa cho con: Nhiều mẹ ngại việc đổi sữa cho con, chỉ cho con uống một loại sữa có hương vị nhất định, tuy nhiên mẹ chưa biết con cũng hứng thú với hương vị sữa mới. Ngoài loại sữa quen thuộc, sao bạn không cho con thử nhiều loại sữa ngon với những hương vị khác nhau, biết đâu sẽ khám phá ra loại sữa có vị ngon làm trẻ thích thú.

Cùng PGS. Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm “chữa” chứng ngán sữa ở trẻ

Cho trẻ thử nhiều loại sữa để bé dễ chọn được loại sữa yêu thích

3. Bổ sung thực phẩm chứa các vi chất dinh dưỡng chất giúp trẻ ăn ngon miệng hơn: Có nhiều vi chất dinh dưỡng có tác dụng tăng cường cảm giác ngon miệng ở trẻ như kẽm, lysine, vitamin nhóm B… Việc bổ sung những thực phẩm hay sản phẩm dinh dưỡng chứa các vi chất này sẽ giúp trẻ ăn uống ngon hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

4. Chọn sữa ngon cho trẻ: Các loại sữa khác nhau về giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị. Khi chọn sữa cho con, bạn nên chọn loại sữa với thành phần bột sữa 100% nguyên chất, chưa tách kem hay béo vì đây là nguyên liệu tốt nhất, đảm bảo hương vị thơm ngon ban đầu của sữa. Hương vị sữa thơm ngon không chỉ giúp các mẹ “chữa” tình trạng trẻ ngán sữa mà còn giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng và phát triển tốt hơn.

“Lúc này, thay vì nói với trẻ “sữa bổ lắm”, bạn có thể dụ con bằng cách: “Sữa này ngon lắm, con uống thử đi”, bạn sẽ thành công đấy. Ngán sữa không phải là bệnh lý mà liên quan đến vị giác của trẻ và vị ngon của thực phẩm nhiều hơn, do đó, cha mẹ không chỉ lưu ý đến hàm lượng dinh dưỡng mà cũng cần hiểu khẩu vị của con, chọn loại sữa có vị ngon bé nào cũng thích. Đó là cách tốt nhất giúp con ăn ngon và mau lớn”, Bác sĩ Lâm kết luận.

“IQLac Pro của VPMilk, với vị ngon bé nào cũng thích, là một trong các sản phẩm sữa được nhiều trẻ nhỏ khen ngon và thích uống”, PGS. Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm chia sẻ.

IQLac Pro có các dòng sản phẩm theo nhu cầu của trẻ như:

IQLac Pro Biếng Ăn: Dành cho trẻ suy dinh dưỡng

IQLac Pro – Phát triển chiều cao: Dành cho trẻ trong giai đoạn phát triển chiều cao

Đặc biệt, sản phẩm mới vừa ra mắt – IQLac Pro Football của VPMilk, với bao bì bắt mắt cùng sự xuất hiện của các cầu thủ ngôi sao của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai, là nguồn dinh dưỡng cho cả ngày năng động.

Cùng PGS. Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm “chữa” chứng ngán sữa ở trẻ

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: