Dấu hiệu cho biết bé mọc răng

shape

01 Th10

Khanh ElisaTh10 01, 2019

Dấu hiệu cho biết bé mọc răng

Khi bé mọc răng, có nhiều dấu hiệu bạn có thể dễ nhận biết:

1. Chảy dãi:
Thông thường, sắp tới giai đoạn mọc răng các bé sẽ ra nhiều nước dãi do tuyến nước bọt trong khoang miệng bị kích thích. Tuy nhiên, đây cũng là hiện tượng thường gặp ở các bé từ 10 tuần đến khoảng 4 tháng tuổi. Vì vậy, bạn cũng đừng vội vui mừng hay lo lắng, nên chú ý quan sát những dấu hiệu khác. Vì đây là thời điểm bé mọc răng đầu tiên

 2. Cằm và mặt bị nổi mẩn:
Khi nước dãi chảy ra nhiều, đặc biệt là vùng quanh miệng và cằm khiến cho làn da vốn nhạy cảm của bé ngứa ngáy, nối mẩn đỏ. Khi thấy bé có dấu hiệu này, bạn nên chú ý, thường xuyên lau sạch nước dãi và bôi một chút kem dưỡng ẩm hoặc kem chống hăm vào cằm cho con thường xuyên nhé.

3. Ho:
Ho không chỉ là dấu hiệu của bệnh cảm cúm, nên  bạn đừng vội lo lắng cho rằng con đang bị cảm. Khi lượng nước trong miệng bé quá nhiều, cũng khiến cho bé và húng hắng ho. Nên đây cũng là một trong những biểu hiện cho thấy bé yêu của bạn có thể sắp mọc răng.

Dấu hiệu cho biết bé mọc răng
4. Hay nhai, cắn:
Khi những chiếc răng đang trong quá trình nhú lên khỏi nướu chúng sẽ khiến luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy bé muốn gặm bất cứ thứ gì có trong tay, đặc biệt với những bé đang bú sữa mẹ, thì bạn nên cẩn thận. Lúc này, bạn nên chuẩn bị cho bé một số đồ chơi gặm nướu chuyên dụng để bảo đảm vệ sinh và không làm hỏng nướu của bé.

5. Hay cáu gắt:
Với hầu hết các bé, khi mọc răng cảm giác đau đớn sẽ khiến bé thường xuyên quấy khóc. Thông thường, chiếc răng đầu tiên mọc lên thường khiến bé bị đau nhất. Tùy vào cơn đau mà bé có thể chỉ quấy khóc trong một vài giờ, nhưng cũng có khi “cô tiên răng” khiến bé khóc mếu vài ngày, thậm chí vài tuần. Cảm giác khó chịu này sẽ giảm dần khi bé mọc tiếp những chiếc răng sau.

6. Sốt nhẹ:
Theo ý kiến của các chuyên gia, thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi (bước vào tuổi ăn dặm hoặc chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang bú bình và ăn dặm). Lúc này, những tác nhân gây sốt bên ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể bé. Việc viêm sưng ở răng có thể là nguyên nhân gây sốt nhẹ cho bé. Tuy nhiên, dù là do viêm sưng răng lợi hay ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể đều có thể gây sốt. Nếu con bạn chỉ hơi nóng sốt trong người, bạn chỉ cần cho con uống thuốc hạ sốt và đo thân nhiệt thường xuyên. Nhưng nếu bé sốt cao và kéo dài, thì bạn nên đưa bé đi khám.

7. Khó ngủ:
Với những biểu hiện ở trên, các bé không chỉ khó chịu vào ban ngày mà còn khiến cho bé thấy bứt rứt trong người cả vào ban đêm. Hay giật mình và tỉnh giấc nhiều lần trong đêm là điều không tránh khỏi. Lúc này, bạn nên nhẹ nhàng vỗ về và hát ru để bé tiếp tục đi vào giấc ngủ. Tránh cho bé bú bình hay ngậm ti vì như vậy sẽ tạo cho bé thói quen ăn đêm.

8. Kéo tai, dùng tay chà vào má:
Lợi, tai và má cùng có chung một đường dây thần kinh và có sự tác động qua lại, nên khi những chiếc răng sắp nhú cũng gây khó chịu cho bé ở vùng tai, má, khiến bé thường xuyên lấy tay kéo tai và chà vào má. Tuy nhiên, các bé bị nhiễm trùng tai cũng có biểu hiện kéo tai thường xuyên. Vì thế, bạn nên đưa bé đi khám nếu dấu hiệu kéo tai không liên quan đến mọc răng.

 TT

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc