Dạy bé cách quan tâm đến người khác

shape

31 Th12

Khanh ElisaTh12 31, 2019

Dạy bé cách quan tâm đến người khác

Dạy bé niềm vui của sự sẻ chia
Trẻ sơ sinh rất dễ gần gũi ngay từ khi vừa sinh ra. Các bé luôn muốn tương tác và được thấy mọi người vây xung quanh. Khi lớn lên, ở trẻ nhỏ dần hình thành khả năng hướng đến những nhu cầu của người khác.

Trong suốt những năm trẻ chập chững biết đi, cha mẹ có thể bắt đầu khích lệ trẻ quan tâm đến nhu cầu của những người khác. Có nhiều nghiên cứu được thực hiện đã cho thấy rằng khi người lớn đánh rơi vật gì đó, một đứa trẻ ở độ tuổi mới biết đi có khuynh hướng nhặt vật đó lên và trả lại cho họ. Tuy nhiên, trẻ thường không muốn chia sẻ đồ chơi của mình cho người khác theo bản năng, lúc này bạn nên giải thích rằng những đứa trẻ khác chỉ muốn chơi thử đồ chơi một chút thôi. Và bạn có thể cùng con trải nghiệm cảm giác hạnh phúc, nhẹ nhõm mà bé sẽ nhận được khi bé chịu chia sẻ với người khác. Suy cho cùng, bé sẽ tự mang đến niềm vui cho bản thân nếu biết chia sẻ.

Dạy bé cách quan tâm đến người khác

Quan tâm đến người khác là một phẩm chất giúp con bạn thành công trong tương lai

Cho bé quyền được giúp người khác
Bác sĩ nhi khoa, tác giả lỗi lạc Harvey Karp đề xuất một phương thức có tên gọi là “playing the boob” – giả vờ ngốc nghếch áp dụng cho các bố mẹ có con ở tuổi tập đi. Nếu bạn cư xử ngốc nghếch với trẻ, thậm chí có thể cư xử như thể bạn không biết rằng mình đang làm gì, lũ trẻ sẽ đến để giúp bạn một tay. Bạn có thể đảo ngược cơ cấu quyền lực thông thường trong gia đình và cho bé cảm giác như thể bé là người có thể giúp đỡ cho mọi người khác. Anh, chị ruột cần học cách giúp đỡ em nhỏ. Thời gian bé chơi cùng bạn bè có thể coi như cơ hội để bé thể hiện sự hiếu khách và bé có thể làm điều gì đó khiến bạn của bé cảm thấy mình được chào đón.

Dạy bé cách quan tâm đến người khác

Bí quyết giúp trẻ "xắn tay áo" vào làm việc nhà
Nhiều bà mẹ trở nên đau đầu trước việc yêu cầu con trẻ tham gia cùng với mình cho các công việc nhà, hoặc trẻ sẽ nhặng xị cả lên khi được yêu cầu hoặc vừa mếu máo vừa “dậm chân dậm cẳng” làm cho xong việc nhà mẹ giao một cách qua quýt.

Khi trẻ dần lớn lên, bạn có thể dần nuôi dưỡng sự đồng cảm và thấu hiểu ở trẻ. Mỗi khi bé yêu đang ăn mừng một chiến thắng, bạn có thể nhắc nhở bé yêu về cảm giác của người thua cuộc. Nghe có vẻ hơi lạ và mâu thuẫn với việc nuôi dạy con cái phải hướng đến sự thành công đúng không? Nhưng thực tế là, những người hay giúp đỡ người khác, những người biết đồng cảm, biết người khác đang nghĩ gì, và hiểu được họ cần gì thường là những người thành công nhất.

Quan tâm đến người khác không chỉ là một cách sống đẹp, đó còn là một kỹ năng mà ai cũng nên có, kỹ năng sẽ giúp các con bạn nhận được nhiều điều thú vị trong cuộc sống này.

Dạy bé cách quan tâm đến người khác

6 giá trị đạo đức không bao giờ lỗi thời phải dạy con
Giữa cuộc sống hối hả và thay đổi từng ngày, không ít bậc làm cha mẹ cảm thấy bối rối khi nghĩ đến chuyện dạy con ngoan những giá trị đạo đức mà họ tin tưởng. Một số quan niệm của thế hệ trước đang dần thay đổi để thích hợp hơn với xã hội hiện đại. Tuy nhiên, luôn có những giá trị đạo đức cần...

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc