Dạy bé làm việc nhà từ tuổi lên 2
Việc nhà cho tuổi lên 2 – 3
Đừng nghĩ rằng bé vẫn còn quá nhỏ, mẹ nhé. Giai đoạn trước 6 tuổi luôn là giai đoạn quan trọng nhất để bé học hỏi các kỹ năng vận động, nhận thức cũng như xây dựng tình cảm và kỹ năng xã hội. Thế nên, một vài việc nhà nho nhỏ không thể làm khó bé cưng. Bé đã bắt đầu có thể hiểu được rất nhiều yêu cầu của mẹ, đồng thời cũng có thể diễn đạt rất tốt bằng ngôn ngữ. Mẹ có thể chỉ mất 1-2 ngày để dạy con làm việc nhà. Những gợi ý dành cho lứa tuổi này bao gồm:
- Cho quần áo bẩn vào sọt đựng
- Bỏ vỏ bánh, kẹo, sữa vào thùng rác
- Cất đồ chơi sau khi chơi xong
- Cất sách lên kệ sách
- Phụ giúp mẹ cho thú cưng ăn
- Bỏ tã bẩn vào thùng rác
Vì sao bạn cần dạy con làm việc nhà?
Dạy con làm việc nhà sẽ giúp trẻ hiểu được giá trị của lao động, đồng thời cũng giúp trẻ vận động và hình thành các kĩ năng sống. Trẻ được dạy làm việc nhà từ nhỏ khi trưởng thành thường chủ động, tự tin và có kĩ năng tự phục vụ tốt hơn nhiều so với trẻ không làm việc nhà
Việc nhà cho tuổi lên 4
Với lứa tuổi này, làm việc nhà vẫn chỉ là một hình thức khác của việc vui chơi mà thôi. Mẹ cũng không cần đặt tiêu chuẩn quá cao cho bé mà chủ yếu là giúp bé làm quen. Những gợi ý cho bé ở tuổi này:
- Bỏ chén đĩa bẩn vào bồn rửa
- Quét sàn nhà
- Lau bàn ăn
Việc nhà cho tuổi lên 5 – 7
Ở lứa tuổi lên 5 đến 7 tuổi, những công việc nhà đã trở thành một phần nhỏ trong cuộc sống của các bé. Bé đã trở nên rất khéo léo và bắt đầu thích một số công việc nhất định như gấp quần áo hay nhặt rau củ giúp mẹ. Một số việc nhà thích hợp cho các bé ở tuổi này bao gồm:
- Giúp bố mẹ dọn bàn ăn
- Tự dọn giường
- Tự chuẩn bị sách vở và đồ ăn để đến trường
- Phân loại chén đĩa
- Quét nhà
Việc nhà cho các bé 8-10 tuổi
Các bé đã trở nên độc lập hơn, có tính trách nhiệm nhiều hơn và bắt đầu ý thức rõ được vai trò của mình trong nhà. Lúc này, việc làm việc nhà của bé không còn gói gọi trong những việc đơn giản như trước mà có thể sẽ mở rộng ra:
- Tự dọn phòng
- Cho các con vật nuôi ăn
- Giúp bố mẹ đổ rác
- Phụ giúp một phần trong việc nấu nướng
- Quét lá rụng trong sân
- Tự chuẩn bị phần ăn để đi học
Việc nhà cho lứa tuổi trên 11
Ở lứa tuổi này, bé có thể đã trở thành anh, chị lớn trong gia đình và chịu một phần trách nhiệm chăm sóc bản thân và gia đình. Mẹ sẽ giao cho bé thêm khá nhiều “nhiệm vụ” nặng ký hơn trước đây:
- Phụ giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa
- Rửa chén
- Giặt và phơi quần áo
- Nấu một số món ăn
- Dắt thú cưng đi dạo
- Đổ rác
Ở tuổi này, bé đã có thể làm hầu hết các việc nhà
Những sai lầm cần tránh khi phân công việc nhà cho bé
Dạy con làm việc nhà là một phần trong hành trình giáo dục con trở thành một người có ích và có trách nhiệm. Bố mẹ nên tránh tư tưởng con lớn lên là để sai vặt, để liên tục gọi bé làm không dứt những việc linh tinh như lấy cho mẹ cái đĩa, lấy cho mẹ cái hộp quẹt… mà không quan tâm đến cảm nhận của bé.
Việc giao cho con một danh sách những công việc cần hoàn thành với sự đồng ý của bé chính là một cách hợp lý để giúp con làm quen với công việc nhà, đồng thời tập dần tính kế hoạch trong công việc và kỹ năng quản lý thời gian.
Ngược lại, bạn cũng nên tránh tư tưởng bảo bọc quá mức, luôn lấy lý do rằng con còn nhỏ để… không cần phải làm gì cả. Nên lựa chọn việc nhà phù hơp với khả năng của bé, đặc biệt với các bé nhỏ, nên chọn việc mang tính chất vừa làm vừa chơi để bé cảm thấy thích thú. Việc nhà cũng là một trong những nhân tố không thể thiếu góp phần vào sự trưởng thành, tự lập của bé đấy.
Để việc nhà trở thành niềm vui, bố mẹ có thể nghĩ ra những ý tưởng thú vị như chọn một ngày trong tháng làm ngày để cả nhà cùng nhau làm việc. Bạn có thể chọn các chủ đề khác nhau như “cùng nhau làm sạch phòng tắm”, “cùng nhau lau sạch quạt”, “ngày làm vườn”… Sự tham gia của bố mẹ bên cạnh con không chỉ làm các bé cảm thấy hào hứng mà còn tạo ra sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình, đồng thời bố mẹ cũng có thể giúp bé khắc phục ngay khi tiến hành các bước bị sai.
Những “trò chơi việc nhà” thú vị cho bé
Ngay từ lúc thơ bé, qua các trò chơi vui nhộn, bạn có thể cho trẻ làm quen với việc nhà để tập cho bé tính gọn gàng, ngăn nắp khi lớn lên.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.