Dạy cho bé ngồi bô, bài tập khó không được nản của ba mẹ
Nếu bé cưng đã sắp tròn 2 tuổi mà vẫn phải kết thân với tã bỉm, không rời xa được bao lâu đã nhớ thì nhất định đã đến thời điểm bạn cần suy nghĩ về việc tập cho bé ngồi bô.
Theo các chuyên gia khi trẻ được 20-24 tháng tuổi, có thể lâu hơn một chút là lúc bé có thể tự đi vệ sinh nếu muốn. Bắt đầu sớm hơn thế có thể cha mẹ sẽ phải đối diện với sự phản ứng tiêu cực từ trẻ. Tự đi vệ sinh là cột mốc đánh dấu con đang lớn, sự trưởng thành thực sự so với thủa mới lọt lòng.
Đương nhiên, khi bé sẵn sàng thì luôn có những dấu hiệu đã thông báo rõ ràng. Lưu ý rằng bé dưới 1 tuổi hoặc ít hơn 15 tháng thường cơ thể không đủ cơ bắp và hệ thống thần kinh để kiểm soát ruột và bàng quang, việc tập cho bé ngồi bô sớm có thể là vô nghĩa.
Nếu cha mẹ vẫn cố ép, hãy sẵn sàng chấp nhận cuộc chiến không có hồi kết với bé. Có thể bạn sẽ thắng nhưng sẽ đẩy tâm lý của trẻ vào sự chán ghét và bực tức nhiều hơn khi nghĩ đến việc đi vệ sinh. Mọi chuyện chỉ thuận buồm xuôi gió khi có sự hợp tác tích cực giữa cha mẹ và bé.
Tập cho bé ngồi bô là cuộc chiến cần sức bền của phụ huynh
Dưới đây là các dấu hiệu điển hình cho thấy bé đã sẵn sàng làm quen với bạn mới – cái bô:
Bé ra hiệu
Sau lễ thôi nôi bé đã thực sự bước sang cột mốc mới trong hành trình phát triển của bản thân. Lúc này, bé đã có thể chỉ cho mẹ thấy tã ướt hoặc bẩn bằng cách nói hoặc chỉ tay. Tuy bé tập nói bi bô chưa rõ nhưng rõ ràng bạn có thể hiểu bé cưng muốn gì.
Nhận thực rằng bé muốn đi vệ sinh
Đây là dấu hiệu rất tích cực. Bé có thể đã nhận thức được rằng bản thân chuẩn bị muốn đi tè hoặc đại tiện. Bé sẽ nhìn bản với một biểu hiện nghiêm túc hoặc liên tục di chuyển với cảm giác khó chịu.
Tã bỉm luôn khô
Dù bé đã mặc bỉm trong nhiều giờ nhưng khi kiểm tra bạn vẫn luôn nhận thấy rằng chẳng hề có một chút ẩm ướt nào cả. Tình trạng này kéo dài trong vòng 3-4 giờ và lặp lại ngày kế tiếp sau đó có thể là dấu hiệu bé đã sẵn sàng rồi.
Hãy nhớ rằng tập cho bé làm quen với bô không phải lúc nào cũng đi theo kế hoạch mà bạn vạch ra trước đó, cũng không giống như thông tin trong sách vở. Bài tập này có thể thử thách sự kiên nhẫn của mọi phụ huynh. Giữ bình tĩnh là cách tốt nhất nếu bé không chịu hợp tác. Mọi chuyện sẽ ổn nếu mẹ chịu lắng nghe bé thêm.
Bé chưa sẵn sàng ngồi bô, có thể do con của bạn chưa học được cách kiểm soát bàng quang mặc dù những bạn bè cùng trang lứa đã có được kỹ năng đó từ lâu lắm rồi. Hoặc chính sực căng thẳng giữa cha mẹ và bé khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
Đừng quá lo lắng, hãy kiên nhẫn và dưới đây là những gì tốt nhất bạn có thể làm:
Cho bé làm quen với bô như đồ chơi mới
Bằng việc mua những chiếc bô nhiều màu sắc và hình dạng ngộ nghĩnh bạn có thể giải thích với trẻ rằng từ bây giờ đây sẽ là người bạn mới mỗi lần bé đi vệ sinh. Hãy để bô ở nơi bé dễ thấy bởi chẳng đứa trẻ nào chịu đi tìm “người xa lạ” khi chúng đang có “nhu cầu giải quyết” cả!
Khuyến khích khi bé ngồi bô
Tập cho bé ngồi vô một cách vui vẻ khoảng 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn khoảng 15-20 phút. Ban đầu, dĩ nhiên chẳng đứa trẻ nào thoải mái nhưng rồi bé sẽ cảm thấy ổn dần.
Cho bé làm mọi điều bé thích
Để trẻ thực sự làm quen với bô, bạn hãy cứ để bé làm mọi điều mình thích khi ngồi bô vệ sinh. Đó có thể cầm theo đồ chơi yêu thích, hát hò hay nghịch phá gì đó. Nếu bé đứng dậy quá sớm, động viên bằng một vài trò chơi tại chỗ để bé ngồi lâu hơn.
Khen ngợi nhiều hơn
Đừng quên thêm lời khen vào những lần ngồi bô đầu tiên của bé. Trẻ sắp lên 2 cũng thích được khen khi làm đúng. Nếu việc ngồi bô đã dần vào quỹ đạo, hãy tặng bé một cái ôm thật nồng thắm.
Phản ứng thế nào khi bé 2 tuổi hay la hét?
Bé hay la hét không phải vì cố ý muốn làm phiền bạn mà là vì bé đang tràn đầy niềm vui tuyệt vời của con trẻ. Bé đang khám phá “sức mạnh” của thanh quản và thử nghiệm xem bé có thể làm gì với nó.
Tập cho bé ngồi bô đích thực là một bài tập khó với nhiều phụ huynh nhất là khi bé bất hợp tác trong thời gian đầu. Nhưng gian nan không được nản, cột mốc 2 tuổi là lúc bé cần thành thạo kỹ năng này để bước vào môi trường mẫu giáo thuận tiện hơn.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.