Dạy con ngoan kiểm soát cảm xúc

Bạn mong muốn cục cưng bé bỏng bắt đầu phát triển khả năng tự chủ và tỏ vẻ hung hăng? Đừng bỏ lỡ những bí quyết dạy con ngoan dưới đây nhé.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Dù đôi khi con làm những điều có vẻ rất hung hăng (chẳng hạn như nắm tóc mẹ), nhưng trẻ vẫn chưa có khả năng suy nghĩ để cố ý hành động tai quái. Vì vậy, nếu bé con 6 tháng cắn lên cánh tay bạn hoặc em bé 12 tháng đánh mạnh vào mẹ, đó không phải là vì trẻ đang cố “hành mẹ”. Các bé chưa thể kiểm soát cảm xúc hoặc dùng lời để thể hiện suy nghĩ của mình. Theo thời gian, trẻ sẽ học cách phân biệt phải trái nếu bạn xử sự rõ ràng và nhất quán với các quy định. Tuy nhiên, không bao giờ là quá sớm để bạn nghĩ về cách dạy con ngoan mà mình cần triển khai.

Dạy con ngoan kiểm soát cảm xúc

Việc chấp nhận cảm xúc giận dữ, cách xử sự hung hăng sẽ giúp bạn sáng suốt chọn lựa được cách dạy con ngoan

Bắt đầu từ khoảng 18 tháng, trẻ ở tuổi tập đi sẽ biết mình là cá thể riêng biệt với ba mẹ và hăm hở hành động một cách độc lập nhất có thể. Nhưng các bé lại bị hạn chế ở khả năng tự chủ và chưa biết cách chờ đợi, chia sẻ cũng như làm theo thứ tự. Và trong lúc học hỏi thêm từ ngữ mỗi ngày, bé vẫn phụ thuộc nhiều vào hành động để chuyển tải điều mình muốn. Khi cáu giận, chán nản, mệt mỏi hoặc quá sức chịu đựng, con có thể đánh, xô đẩy, đập/vỗ, vồ/giật, đá/đạp hoặc cắn để thông báo cho mẹ biết Con đang bực bội hoặc Con mệt đừ rồi hay Con chịu hết nổi rồi và cần nghỉ mệt.

Cân nhắc tình huống cụ thể trong gia đình

Không có hai đứa trẻ hay hai gia đình nào là giống hệt nhau. Việc xem xét những câu hỏi sau có thể giúp bạn áp dụng những bí quyết dạy con ngoan đúng với bé yêu và gia đình mình.

– Dạng tình huống nào thường khiến con của bạn hành xử hung hăng? Vì sao bạn nghĩ như vậy?

– Khi bé cư xử có vẻ như muốn gây gổ, bạn thường phản ứng thế nào? Bạn thấy phản ứng này có giúp ích cho con mình hay không? Vì sao?

Chờ đợi gì ở bé từ sơ sinh đến 3 tuổi?

Những cách bên dưới có thể giúp bé bắt đầu phát triển khả năng tự chủ và ít lệ thuộc vào những hành vi hung hăng hơn khi muốn bày tỏ nhu cầu lẫn cảm xúc của trẻ.

Với bé từ sơ sinh đến 12 tháng

Đặt ra giới hạn bằng giọng điệu rõ ràng và kiên quyết (nhưng không giận dữ). Sau đó, chuyển hướng chú ý của bé. Nếu bé giật tóc mẹ, bạn nên giơ ra một món đồ chơi. Nếu con nghịch chiếc điều khiển TV, hãy đưa cho bé đồ chơi có nút bấm.

Dạy con ngoan kiểm soát cảm xúc

Dạy con ngoan: Nghệ thuật nói “không” với con
“Không” là một từ ngắn gọn, súc tích nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết áp dụng một cách đúng đắn, nhất là để từ chối một số yêu cầu vô lý từ phía trẻ con. Bài viết sau sẽ chỉ cho bạn điều gì nên làm và nên tránh trong cách từ chối những đòi hỏi có khi hơi “trái khoáy” của con trẻ.

Với bé từ 12 tháng trở lên

Khi bé trở nên hung hăng, điều này thường có nghĩa là bé đang mất kiểm soát và cần được hỗ trợ để bình tĩnh lại trước khi có thể học hỏi chuyện gì. Mẹ có thể tham khảo những chiến thuật dạy con ngoan sau đây để giúp bé học cách kiểm soát cảm xúc và phát triển khả năng tự chủ:

Bình tĩnh. Mẹ càng bình tĩnh, tâm trạng của bé càng nhanh chóng nguội đi.

Nhận biết cảm giác hoặc mục đích của bé. Hãy cho con biết bạn hiểu những gì bé muốn làm: Con muốn ở lại sân chơi lâu hơn và bực tức khi mình phải ra về. Con bực dọc không sao, nhưng đánh mẹ là không được. Đánh như thế làm mẹ đau.

Dùng hành động cùng lời nói để trao đổi với bé. Nói bằng tông giọng điềm tĩnh, kiên quyết (mà không giận dữ). Đồng thời dùng một điệu bộ thể hiện ý “ngừng lại” hoặc “không được”. Mẹ có thể nói Không được đánh, đánh mẹ đau lắm, khi mẹ nắm lấy tay bé và giữ nó ở bên hông bé với thái độ kiên quyết chứ không phải cáu giận.

Đưa ra lựa chọn thay thế. Đây là một chiến thuật dạy con ngoan tương đối thành công. Gợi ý cho con những cách thức dễ chấp nhận để đạt được mục đích của bé. Thay vì ném bóng trong nhà, mẹ hãy đưa cho bé một trái bóng mềm bằng bọt biển để chơi, hoặc dắt con ra ngoài tập chơi bóng.

Cố gắng chuyển hướng quan tâm của bé. Phớt lờ cơn giận của trẻ và thay vào đó là làm việc gì khiến bé bất ngờ: chỉ vào một chú chim ngoài cửa sổ, bắt đầu đọc cuốn sách bé thích, hoặc nhặt lấy món đồ hấp dẫn rồi chơi cùng nó. Mục đích cuối cùng của trẻ là muốn gây sự chú ý từ mẹ. Khi bạn lờ đi cơn cáu kỉnh ấy, bé có khuynh hướng từ bỏ nó nhanh chóng hơn nhiều và chấp nhận một trong những hoạt động mà bạn gợi ý. Vừa dạy con ngoan, vừa được chơi cùng con, còn gì thú vị bằng, mẹ nhỉ?

Đề nghị những cách thức kiểm soát cảm xúc mạnh. Khi cục cưng của bạn thật sự giận dữ, hãy đề nghị bé nhảy lên nhảy xuống, đá bóng, xé giấy, ôm ấp gấu nhồi bông hoặc dùng cách nào khác miễn bạn thấy thích hợp. Điều này dạy cho trẻ cách thể hiện những cảm xúc mạnh thật lành mạnh, chứ không gây tổn hại nào.

Giúp trẻ thư giãn. Một số bé trấn tĩnh mau chóng hơn khi ở một mình trong một nơi an toàn, yên tĩnh. Đây không phải là hình phạt. Nó giúp trẻ học cách tự xoa dịu mình và lấy lại thăng bằng. Khi bé bĩnh tĩnh trở lại, mẹ nên khen bé giỏi/ngoan vì đã biết tự mình nguôi giận.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: