Dạy trẻ thói quen ăn uống tích cực từ thuở còn thơ

shape

31 Th12

Khanh ElisaTh12 31, 2019

Dạy trẻ thói quen ăn uống tích cực từ thuở còn thơ

Dưới đây là những “chiêu” giúp ba mẹ bớt căng thẳng trong chuyện ăn uống của con, đồng thời bồi dưỡng cho trẻ thái độ đúng đắn đối với thực phẩm mà bé đang tiếp nhận hằng ngày.

1/ Để dạy trẻ ăn một cách tích cực, cần lưu ý những gì?

Đừng rao giảng

Trẻ trong giai đoạn 0 – 2 tuổi sẽ hầu như không hiểu ăn món này tốt, món kia thì không và càng khó hình dung nổi khi mẹ nói: “Bạn khác không có mà ăn đâu con”. Tốt nhất là chỉ cần dừng ở chỗ: “Món này ngon lắm nè, cưng ơi!”, thế là đủ.

 

Dạy trẻ thói quen ăn uống tích cực từ thuở còn thơ

Mẹ hãy nhớ nằm lòng câu nói “ăn uống là niềm vui” trước khi bước vào quá trình huấn luyện dạy bé thói quen ăn uống tích cực

Làm gương tốt

Một trong những cách quan trọng nhất dạy trẻ ăn là cho trẻ thấy những tấm gương có thói quen ăn tốt. Trẻ sẽ không biết ăn uống là vui và thích thú như thế nào khi chúng không thấy cha mẹ, người thân ăn uống một cách hào hứng.Hãy ăn chung với trẻ và cho chúng thấy rằng bạn thích thú khi ăn những thực phẩm lành mạnh, điều đó khuyến khích trẻ bắt chước và tạo thành thói quen. Bởi nếu bạn luôn ăn khô thì đừng mong con trẻ thích ăn rau. Nếu bạn ăn uống những thực phẩm đóng gói như khoai tây chiên, uống nước ngọt,… thì đương nhiên con trẻ cũng nghĩ rằng chúng có thể làm như thế.

Ăn món mới khi đói

Trẻ nhỏ rất khó tiếp nhận thức ăn mới. Vậy làm sao để trẻ thích ăn những món ăn mới lạ và ngon bổ? Sự ngon miệng lớn nhất khi đói nên hãy đợi đến khi trẻ đói thì dọn lên, chắc chắn mẹ sẽ nhận được tín hiệu ăn uống tốt từ bé đấy!

Ăn nhẹ, ít đường, không mặn

Không ép trẻ ăn quá no và đừng giữ quan niệm bắt buộc phải ăn gì đó cho chắc bụng. Trẻ nhỏ ăn đủ chất là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, trẻ rất ham vận động vì vậy càng ăn no trẻ càng dễ nôn ói, điều này càng khiến trẻ sợ ăn.

Trẻ con thường hảo ngọt nhưng ăn quá nhiều thực phẩm hay đồ uống nhiều đường có thể gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe như béo phì, sâu răng. Thế nên, mẹ không nên “tiếp tay” bằng cách đưa cho bé những lại đồ ăn nhiều đường đồng thời hạn chế tối đa việc nêm gia vị khi nấu ăn cho bé để bảo vệ đường ruột và vị giác.

Dạy trẻ thói quen ăn uống tích cực từ thuở còn thơ

Kích thích vị giác cho bé trong 10 bước
Vị giác của bé bắt đầu phát triển rất sớm, ngay cả khi bé vẫn còn trong bụng mẹ. Sau khi được sinh ra, vị giác dần dần phát triển cùng sự tò mò thiên bẩm sẽ giúp bé khám phá thế giới rộng lớn xung quanh, đồng thời giúp phân biệt được món ăn hay hương vị nào thích hay không thích.

2/  Phương pháp bồi dưỡng thói quen ăn uống tích cực cho trẻ

Quyết định món ăn và giờ ăn

Ngay khi trẻ mới được sinh ra, giờ giấc của từng cữ bú bạn phải sắp xếp và cố định khung giờ đó. Dù là sữa bình hay sữa mẹ, phải theo giờ giấc rõ ràng. Nếu trẻ không chịu bú một cữ, hãy bỏ qua và đợi đến khung giờ tiếp theo mới cho bú. Trẻ có thể đói một chút nhưng sau đó sẽ biết vào nề nếp hơn. Ăn đúng giờ, đúng bữa là thói quen ăn uống tích cực đầu tiên phải rèn luyện.

Trẻ có thể không thích ăn rau, không thích vị cá,…nhưng mẹ sẽ là người quyết định. Đây là giai đoạn uốn nắn dễ dàng nhất mà phụ huynh không nên bỏ qua.

Để khích lệ trẻ, có thể “tặng” kèm theo một ít món trẻ khoái khẩu trong thực đơn để “dụ dỗ”. Hãy nhớ đủ chất là ưu tiên hàng đầu, đồng thời đừng quá chiều chuộng theo khẩu vị của trẻ. Theo nghiên cứu, trẻ dưới 24 tháng thường có xu hướng sẵn sàng đón nhận và cởi mở khi được giới thiệu các món ăn mới, đồng thời có thể tập làm quen rất nhanh với thức ăn sau vài lần thử (mặc dù có thể lần ăn đầu tiên bé đã từ chối)

Không kéo dài bữa ăn

Nếu trẻ kéo dài bữa ăn quá lâu thì mẹ nên là người kết thúc “bộ phim” dài tập đó. Bởi một khi trẻ chưa ăn đủ khẩu phần sẽ bị đói bụng và tự hiểu ra rằng lần sau phải ăn nhanh hơn.

Tuyệt đối không ép ăn

Càng bị ép ăn, càng tạo cho bé cảm giác chán ghét khi phải ăn. Nếu phải dùng đến vũ lực coi như mẹ đã phá hủy hoàn toàn tính tự giác của trẻ rồi đấy!.

Hãy để trẻ chủ động trong chuyện ăn uống. Không ăn sẽ đói, trẻ nhỏ rất bản năng nên chúng thường không chịu đựng được điều này. Để trẻ tự quyết định có ăn hay không, ăn bao nhiêu là đủ cũng là cách để chúng biết trải nghiệm cảm giác đói-no, ngon-không ngon để tự rút kinh nghiệm cho bản thân vào những lần ăn sau.

Sắc màu khi ăn

Phần lớn không khí khi trẻ ăn buồn tẻ là do phụ huynh… lười. Từ khâu chuẩn bị hãy tạo ra những món ăn bắt mắt, có hình thức phong phú, màu sắc để kích thích thị giác, từ đó tạo cảm hứng cho vị giác. Trò chuyện với con khi cho ăn cũng là cách tạo không khí vui vẻ cho trẻ, khiến chúng thích thú hơn. Cha mẹ phải là người hình thành được phản xạ có điều kiện cho trẻ, ấy là thời gian ăn uống là khoảng thời gian thú vị và sung sướng.

Cho trẻ nếm nhiều vị từ sớm

Không cho trẻ ăn dặm trước khi trẻ được 16 tuần tuổi. Bắt đầu đúng thời điểm khi trẻ đã sẵn sàng vừa hạn chế khả năng trẻ nôn ói thức ăn, vừa mang lại trải nghiệm tích cực với việc ăn.

Ngoài ra, dạy trẻ ăn đa dạng ngay từ khi ăn dặm như rau, cá, thịt, phô mai… Trẻ càng sớm quen với nhiều vị thì càng dễ tính trong ăn uống sau này. Nếu trẻ phản ứng mạnh với một vị nào đó thì có thể tạm ngưng bà giới thiệu lại ở lần khác. Cái quan trọng mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm đó là xem liệu trẻ có bị dị ứng với thức ăn hay không?

Dạy trẻ thói quen ăn uống tích cực từ thuở còn thơ

6 điều không nên bỏ qua nếu muốn con thông minh
Nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng, ngoài yếu tố gen còn rất nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của con bạn. Mẹ nên đặc biệt lưu ý những điều dưới đây để không bỏ qua cơ hội giúp bé cưng thông minh hơn nhé!

Hạn chế thời gian xem tivi

Cho trẻ xem tivi khi ăn là thói quen xấu nhất mà cha mẹ Việt dễ mắc phải. Khi trẻ vừa ăn vừa xem tivi chúng sẽ không biết mình đang ăn gì, hoàn toàn mất cảm giác ngon miệng và thích thú khi ăn. Điều này cũng ảnh hưởng đến vị giác và tâm lý của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em sẽ giảm được béo khi chúng không vừa xem tivi vừa ăn.

Tóm lại, ăn uống tích cực không chú trọng đến việc bé ăn được nhiều hay ít mà là xây dựng thói quen tập trung vào món ăn, việc ăn cho trẻ, khiến trẻ thích thú và ngon miệng.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Sổ tay mẹo vặt dành cho trẻ biếng ăn
  • Đừng ép con ăn bằng cách “treo thưởng” bằng tiền

 

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc