Đi ngoài nhiều hay ít có nói lên sức khỏe của bé?

Ăn nhiều, đi ngoài nhiều là một trong những đặc tính phổ biến của phần lớn trẻ sơ sinh, nhất là trong những tháng đầu sau khi sinh. Nhưng cũng có những khoảng thời gian bé không đi ngoài trong suốt 3-4 ngày, liệu mẹ có cần lo lắn về sự biến đổi ít - nhiều này?

Share this Post:
Nuôi dạy con

Đây là dấu hiệu cho thấy, bé đang được bú no, bú đủ. Với những bé uống sữa công thức, nhu cầu đi ngoài sẽ ít hơn, nhưng nếu bé đi ngoài sau mỗi lần bú, điều này vẫn rất bình thường mẹ nhé!

Đi ngoài nhiều hay ít có nói lên sức khỏe của bé?

Không phải tất cả những trường hợp thay đổi tần suất đi ngoài đều bất thường

Một thời gian sau đó, tần suất đi ngoài của bé có thể sẽ thay đổi. Mẹ có thể thấy bé phải cách 2-3 ngày mới “ị thúi” một lần, nhất là với những bé uống sữa công thức. Tuy nhiên, nếu không có vấn đề bất thường, mẹ không cần quá lo lắng. Nguyên nhân là do bé có thể chuyển hóa triệt để những chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể nên phần chất thải cần phải tích tụ 2-3 ngày mới “đầy” và cần tống ra ngoài.

Khoảng 3-6 tháng tuổi, tần suất đi ngoài của trẻ sẽ giảm dần, nhưng cũng có không ít bé vẫn tiếp tục “siêng năng” đi ngoài. Thậm chí, có bé đã 1 tuổi và đều đặn tần suất 5 lần 1 ngày. Miễn là các nhóc vẫn đang phát triển bình thường và khỏe mạnh, mẹ không cần phải quá lo lắng đến chuyện đi vệ sinh của bé.

Những trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài đột ngột thay đổi về tần số hoặc “sản phẩm” có sự biến đổi rõ rệt, me nên đặc biệt lưu ý. Mẹ nên cho bé đi khám nếu thấy bé thường xuyên đi phân lỏng, bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang mắc bệnh nhiễm trùng hoặc có vấn đề về tiêu hóa, như táo bón chẳng hạn.

Đi ngoài nhiều hay ít có nói lên sức khỏe của bé?

Đọc vị ngay dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón
Với tâm lý lo lắng, mẹ chỉ cần thấy con không "ị thúi" một ngày đã vội khẳng định bé bị táo bón. Không đúng đâu mẹ ơi. Tùy từng độ tuổi, bé sẽ có những biểu hiện khác nhau đấy nhé!

Lưu ý khi bé đi ngoài nhiều lần trong ngày

Khi đi ngoài nhiều lần, nguy cơ trẻ bị hăm tã là rất cao, và me có thể sẽ cần sử dụng kem chống hăm cho con. Nếu mông của bé chưa đỏ, mẹ có thể thoa một lớp mỏng kem bôi trơn (như vaselin) nhưng khi thấy mẩn đỏ xuất hiện, mẹ nên sử dụng kem đặc trị hăm tã có chứa thành phần oxit kẽm.

Sau mỗi lần bé tiểu tiện hoặc đại tiện xong, mẹ có thể “trả tự do” cho vùng mông của bé 1 thời gian ngắn, để chúng được khô thoáng tự nhiên rồi mới mặc tã lại cho bé. Nên đưa bé đi khám bác sĩ trong trường hợp tình trạng hăm tã của bé kéo dài không dứt.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Bé đi ị phân bón cục như hạt bắp phải làm sao?
  • Bé đi phân sống và hay ra mồ hôi ở đầu

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: