Điện thoại thông minh - "Chất gây nghiện" mới mẹ cần cảnh giác

shape

01 Th03

Cha Mẹ TốtTh03 01, 2020

Điện thoại thông minh - "Chất gây nghiện" mới mẹ cần cảnh giác

Giới trẻ hạn chế giao tiếp bằng lời nói mà sử dụng công cụ chat trên điện thoại thông minh. Thay vì trò chuyện và chơi cùng con thì bố mẹ chăm chú chăm chú đọc tin tức và quẳng cho bé một thiết bị điện thử để chơi game, xem chương trình yêu thích… Và đã có một thế hệ trẻ em mê mẩn với thế giới ảo. Khi phụ huynh nhận ra và tìm cách “cai nghiện” thì đã quá muộn.

“Quẳng” điện thoại cho con như là cách giữ trẻ mới

Điện thoại thông minh hay còn có tên gọi là những chiếc smartphone tích hợp. Ngày càng có nhiều chức năng hấp dẫn cả người lớn lẫn trẻ nhỏ trong chiếc điện thoại nhỏ xíu. Nghiện smartphone thì dễ nhưng từ bỏ lại vô cùng gian nan.

Rất nhiều bà mẹ thú nhận mình khoảng thời gian đi làm sau sinh quá bận rộn để dành thời gian chơi với con hằng ngày. Khi bé khóc hay hờn dỗi chuyện gì đó mẹ sẵn sàng “quăng” cho con làm bạn với điện thoại. Lâu dần, muốn bé yên lặng chỉ còn cách đưa điện thoại.

Điện thoại thông minh - "Chất gây nghiện" mới mẹ cần cảnh giác

Điện thoại thông minh đang trở thành công cụ giữ trẻ tiện lợi của nhiều bà mẹ trẻ

Theo kết quả một cuộc khảo sát xã hội về “Thực trạng sử dụng thiết bị thông minh của trẻ em Việt Nam và nhận thức của phụ huynh” do Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa – Giáo dục và Đời sống xã hội và Công ty Nghiên cứu Thị trường Epinion cho thấy 78% trẻ em Việt Nam dưới 6 tuổi ở thành thị đã tiếp cận thiết bị số (điện thoại, máy tính bảng, laptop…).

Việc trẻ làm quen với các thiết bị số này đều do ảnh hưởng từ thói quen của của bố mẹ. Và phụ huynh đang bị động trong việc giải quyết vấn đề này và có khuynh hướng dùng thiết bị số như “cứu cánh” để dỗ trẻ, “giữ trẻ”.

Sẽ không hiếm câu chuyện kể rằng để dỗ bé con ngủ phải cho con xem xong chương trình trên điện thoại, để con yên lặng trong đám tiệc hay có việc phải ra ngoài mà muốn con không đòi theo, không phá phách… chỉ có thể  “dụ” trẻ bằng các loại thiết bị điện tử.

Trẻ “nghiện” điện thoại, hủy hoại tuổi thơ

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, từ 0-2 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của trẻ. Trong thời gian này, não bộ của trẻ tăng 3 lần về kích thước và phát triển mạnh về tư duy, cảm xúc và tình cảm. Thời điểm này, giao tiếp bằng ngôn ngữ và cảm xúc giữa bố mẹ và con cái sẽ kích thích phát triển về trí tuệ, và tăng cường gắn kết tình cảm gia đình.

Tâm lý của những bà mẹ trẻ là ngại trông con đôi khi chẳng buồn dỗ cho trẻ nín khóc, nhiều người nhờ cậy vào giúp việc và thế là việc lại lợi dụng smartphone để làm đồ chơi cho con càng khó kiểm soát.

Tuổi thơ của nhiều bé đôi khi chỉ quanh quẩn trong 4 bức tường và chiếc điện thoại. Chuyện làm mẹ tưởng nhàn tênh mà thực ra đang dẫn dắt trẻ vào một thứ “nghiện” khó bỏ hiện diện trong ngôi nhà của nhiều gia đình. Bố mẹ lười trông con, thậm chí lười giao tiếp cùng nhau, tình cảm gia đình mong manh trong thế giới không có thật.

Công nghệ được cập nhật hàng giờ, hằng ngày và điện thoại là một thế giới đầy cuốn hút và mới mẻ với trẻ. Một khi đã là thói quen, trẻ bị “nghiện” smartphone là đương nhiên. Và trẻ mới là người chủ động ra điều kiện với bố mẹ: Nếu không được chơi smartphone con sẽ không ăn, không ngủ, quấy khóc và đập phá đồ đạc…

Chăm chơi cùng con là cách tốt nhất

Bên con mỗi ngày, dành thời gian cho bé khi có thể là cách tốt nhất để dời xa những thiết bị điện tử hấp dẫn. Cùng con đi khắp thế gian, khám phá thiên nhiên kỳ thú hay đi dạo quanh khu phố sau giờ tan làm, cùng nhau trò chuyện trong bữa cơm… giúp trẻ có ký ức tuổi thơ thực sự ấn tượng.

Điện thoại thông minh - "Chất gây nghiện" mới mẹ cần cảnh giác

Chơi cùng con là cách tốt nhất để hạn chế trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử

Hãy thực sự chăm sóc cho con, chỉ dùng điện thoại khi ngồi vào bàn làm việc trong phòng riêng. Hạn chế sử dụng thiết bị trước mặt con, không cổ súy cho việc con biết sử dụng thiết bị thông minh quá sớm là giỏi, là tiếp thu nhanh.

Chăm chơi cùng con, không để con “rảnh rỗi” để có thời gian chơi các trò chơi trên điện thoại thông minh và máy tính bảng là cách hiệu quả để hạn chế tác hại khó lường.

Điện thoại thông minh - "Chất gây nghiện" mới mẹ cần cảnh giác

Những trò chơi nhỏ cùng con
Cùng con tập hát, cùng con chơi xếp hình, cùng con chơi trốn tìm,... vừa tạo sự gần gũi và kích thích sự hoạt động của bé khi còn nhỏ

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc