Đối điện thẳng vấn đề trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không

shape

12 Th04

Martin NguyenTh04 12, 2020

Đối điện thẳng vấn đề trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không

Sẽ thật là thích thú sau khi sinh mà vẫn được ngủ thẳng giấc qua đêm hay ban ngày không bị quấy rầy nhiều bởi tiếng “oe oe” của bé. Nhưng giấc mộng này sẽ không thực sự kéo dài, bởi trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không sẽ là vấn đề ngay lập tức được đặt ra. Trẻ nhỏ, chỉ cần hắt hơi nhẹ thôi cũng đã khiến mẹ đủ cuống cuồng lo lắng rồi.

Đối điện thẳng vấn đề trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không

Sau sinh, chỉ chuyện bé ngủ ra sao cũng khiến mẹ đủ đau đầu rồi nhỉ!

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn bình thường có tốt không?

Đang còn ẵm ngửa, trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ? Theo tính toán của các chuyên gia khoa học và Nhi khoa, thời gian quy định ngủ của trẻ dưới 1 tuổi về cơ bản sẽ theo các mức độ:

Tháng tuổiNgủ ngàyNgủ đêmTổng thời gian ngủ
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi8 giờ8 giờ16 giờ
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi5 giờ10 giờ15 giờ
Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi3.5 giờ11 giờ14.5 giờ
Trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi3 giờ11 giờ14 giờ
Trẻ sơ sinh 12 tháng tuổi2,5 giờ11 giờ13,5 giờ

Đương nhiên, tất cả các nghiên cứu chỉ mang tính tương đối, tùy vào cơ địa của mỗi trẻ mà tổng thời gian ngủ ngày, đêm có sự thay đổi.

Chỉ có một điều chắc chắn quan trọng đó là giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt trong việc phát triển thể chất, trí tuệ và nhân cách sau này. Trung bình trẻ sơ sinh từ 1 – 12 tháng tuổi có giấc ngủ dài và thường kéo dài vào ban đêm. Do đó, trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ sâu giấc hoàn toàn sẽ là tốt nhất đối với trẻ. Mẹ cũng không nên làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ bởi việc đánh thức trẻ dậy ăn cháo, ăn bột hay uống sữa.

Với những trẻ ngủ xuyên đêm đến sớm, vẫn tăng cân và không có biểu hiện gì bất thường mẹ cứ để khi trẻ đói sẽ tự thức dậy và đòi ăn. Ngay từ lúc trẻ vừa lọt lòng, mẹ có thể hình thành thói quen ăn, ngủ khoa học để bé quen nếp. Tuyệt đối không ngủ giờ giấc “vô tội vạ” sẽ gây ảnh hưởng tới hành vi của trẻ.

Trẻ ngủ nhiều không dậy bú, dấu hiệu vàng da nặng?

Trẻ có thể ngủ xuyên đêm, ngủ nhiều hơn về ban ngày nhưng cũng không nên lệch quỹ đạo chung quá nhiều. Mới sinh, trẻ vẫn cần được ăn sau 2-3 giờ, ít nhất là trong 2 tuần đầu tiên.

Theo cảnh báo, thời điểm này ngủ 8 tiếng liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da nặng. Say giấc quá lâu cũng khiến trẻ mất nước, nhất là khi ngủ cùng máy lạnh. Mẹ cần phải chắc chắn là trẻ nhận được đủ lượng nước cần thiết và cho con ăn ít nhất 4 tiếng/đêm.

Đối điện thẳng vấn đề trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không

Trẻ ngủ nhiều cũng là một triệu chứng của bệnh vàng da nặng

Thời gian thích hợp nhất để trẻ ngủ thẳng giấc buổi đêm là sau 2 tuần, khi bé tiếp tục tăng cân và vẫn có khả năng ngủ liền mạch 8 tiếng, lúc này, mẹ có thể thoải mái tận hưởng giấc ngủ “ké” mà không phải lo lắng nhiều.

Đối điện thẳng vấn đề trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không

Biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh báo hiệu bệnh lý nguy hiểm
Biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh sau khi sinh 2-3 ngày khá phổ biến. Đa phần ở trẻ sinh non tháng, tỉ lệ khoảng 30% ở những trẻ đủ 40 tuần thai. Vàng da sinh lý sẽ tự khỏi trong khoảng 2 tuần, còn vàng da bệnh lý cần được chữa trị bởi bác sĩ.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tăng cân không?

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ sơ sinh sẽ mất khoảng từ 5-10% cân nặng sau khi sinh trong tuần đầu tiên và bắt đầu tăng cân đều đặn sau 2-3 tuần. Cân nặng sau khi sinh sẽ tăng gấp 2 lần khi được 4 tháng tuổi và tăng gấp 3 lần khi 13 tháng tuổi đối với bé trai, 15 tháng đối với bé gái.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân liên quan trực tiếp đến việc bú nhiều hay ít sau đó mới tính đến chuyện hấp thụ dinh dưỡng hay không. Trẻ ngủ nhiều khiến cho việc bú sữa bị gián đoạn. Bé sẽ chỉ bú một lượng nhỏ và nhanh chóng rơi vào giấc ngủ. Kéo dài liên tục trẻ sẽ sụt cân và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.

Trẻ sơ sinh ngủ li bì

Một vấn đề khác của chuyện ngủ chính là bé ngủ quá say hay đột nhiên ngủ li bì. Rất có thể thân nhiệt của trẻ bị giảm, sốt hoặc mất nước. Ngoài ra, kiểu ngủ bất thường này có thể là kết quả sau một chấn thương ở đầu hoặc sau khi uống thuốc như thuốc kháng histamine.

Trường hợp trẻ ngủ mệt nhưng trước đó vẫn ăn uống tốt, thân nhiệt bình thường, không có lý do nào đáng lo ngại. Nhưng nếu bé ngủ nhiều trong thời gian phục hồi từ một bệnh truyền nhiễm như sởi hay thủy đậu, bé có dấu hiệu nhức đầu, đau cổ thì có thể là triệu chứng cảnh báo viêm não hay viêm màng não cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám sức khỏe.

Đối điện thẳng vấn đề trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không

Sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sốt là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đa phần không nguy hiểm và sẽ nhanh khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, sốt cũng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu ba mẹ không nhận định đúng tình hình sức khỏe của bé.

Chuyện ăn, ngủ của trẻ sơ sinh lúc nào cũng cần mẹ đặt mình trong tâm thế phảo “lo sốt vó” bởi trẻ con, ngày chơi, đêm sốt là bình thường. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không không đáng lo ngại bằng các triệu chứng đi kèm, đúng không mẹ!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc