Đón Tết an toàn, khỏe mạnh cùng con yêu

Tuy chỉ kéo dài khoảng gần 2 tuần nhưng nếu không chú ý, chế độ mất cân bằng dinh dưỡng ngày Tết có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bé cưng. Đặc biệt, lượng chất bảo quản, chất phụ gia được sử dụng trong thực phẩm cũng là mối lo lớn của các mẹ

Share this Post:
Nuôi dạy con

Chế độ dinh dưỡng cho bé khỏe mạnh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ, nhất là vào dịp Tết đến, Xuân về. Vậy, làm sao để đón Tết vui nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho con?

Đón Tết an toàn, khỏe mạnh cùng con yêu

Đón Tết vui nhưng vẫn phải khỏe mạnh, mẹ ơi

1/ Cảnh giác với nguy cơ

Kẹo bánh, dưa mứt, nước ngọt… là những thực phẩm phổ biến trong ngày Tết của hầu hết các gia đình. Và đây cũng là những “mối nguy” cho sức khỏe của bé cưng.

– Chỉ cần 40 -50 gram mứt, 14 viên kẹo hoặc 1 lon nước ngọt sẽ cung cấp năng lượng tương đương với 1 chén cơm

– Lai rai “vui miệng” chừng 50 -80 gram hạt bí, hạt dưa cũng sẽ tương đương với 1 chén cơm.

– Bánh chưng, bánh tét làm tự nếp, thịt, đậu xanh giàu dinh dưỡng và năng lượng nhưng cũng dễ làm tăng nguy cơ béo phì nếu ăn quá nhiều.

– Thường xuyên ăn thực phẩm nấu đi nấu lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, thậm chí có thể gây đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón…

2/ Điểm mốc an toàn

Không thể cấm đoán triệt để nhưng mẹ có thể giúp con nhận biết điểm mốc an toàn của mình bằng những cách sau:

– Cho bé ăn bánh chưng, bánh tét như một bữa chính trong ngày. Không nên ăn quá nhiều, ăn vừa đủ như một bữa cơm. Lưu ý, không để bé ăn thêm cơm nếu đã ăn quá nhiều bánh chưng.

– Quy định lượng nước ngọt bé có thể uống trong ngày. Nếu có thể, mẹ nên thay nước ngọt bằng các loại nước trái cây. Không cho bé uống quá nhiều nước có ga và nên hạn chế uống vào buổi tối.

– Cất hạt dưa, bánh kẹo… mời khách ở nơi bé không thể tự lấy được. Không nên để quá nhiều kẹo bánh trên bàn

– Dự trữ thực phẩm giàu năng lượng nhưng tốt cho tiêu hóa như trái cây, sữa chua, bột ngũ cốc, sữa, bánh flan…

– Nhắc con uống nước thường xuyên.

– Đồ ăn sau khi nấu chín cần được bảo quản đúng cách. Tránh việc nấu đi nấu lại nhiều lần.

3/ Bảo quản thực phẩm an toàn, mẹ ơi cần nhớ!

Ngoài chế độ dinh dưỡng cho bé trong ngày Tết, mẹ cần đảm bảo chất lượng thực phẩm cho bé

– Trước khi dùng tủ lạnh để trữ thực phẩm, mẹ nên vệ sinh thật kỹ. Vô số vi khuẩn vẫn có thể tồn tại và phát triển trong tủ lạnh, nhất là ở ngăn đựng thực phẩm. Vì nhiệt độ ở đây khá cao.

– Chú ý hạn sử dụng của từng loại thực phẩm. Thịt, cá chỉ có thể an toàn trong ngăn mát từ 1-2 ngày và khoảng 3-4 ngày trong ngăn lạnh. Trứng có “tuổi thọ” lâu hơn, nhưng cũng không vượt quá 7 ngày. Với thực phẩm đã nấu chín hoặc thức ăn còn dư, mẹ cũng chỉ nên bảo quản trong tủ từ 3-4 ngày. Thực phẩm đóng hộp hoặc đóng gói sẵn nên xem kỹ hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm.

– Không nên tái đông thực phẩm nhiều lần. Tốt nhất nên chia nhỏ thực phẩm thành từng phần vừa đủ ăn

Đón Tết an toàn, khỏe mạnh cùng con yêu

Những điều cần biết về thực phẩm đông lạnh
Không chỉ khác nhau về hạn sử dụng, những loại thực phẩm khác nhau cũng sẽ khác nhau về tính chất, màu sắc khi bị đông lạnh. Một số thực phẩm khác thì hoàn toàn không thích hợp để đông lạnh. Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé yêu, mẹ hãy cùng MarryBaby điểm qua đặc tính của một số loại...

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
 Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: