Đừng chủ quan khi chọn gối cho bé
Mẹ có biết, gối cũng là nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe bé cưng?
1/ Các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ dùng gối cho đến khi bé đủ tuổi ngủ trên giường. Vì vậy, mẹ không cần quá vội vàng. 2 tuổi là độ tuổi thích hợp để khuyến khích con nằm gối.
2/ Khi một đứa trẻ lớn lên chúng có thể dồn gối xuống dưới cổ, vì cổ hơi mỏng hơn so với đầu và do đó bé sẽ cần thêm gối để cổ được nâng đỡ.
3/ Hơn 50 % chiếc gối đầu tiên của trẻ em đều được truyền từ một thành viên trong gia đình, và 1/3 trọng lượng của chiếc gối cũ đã dùng trong hai năm được tạo thành từ mạt bụi.
4/ Để tìm một chiếc gối phù hợp cho bé, mẹ nên lưu ý những điều sau đây:
– Để bé nằm nghiêng: Chú ý khoảng cách giữa giường và cổ. Phần đầu chỉ đơn giản là cần được nâng đỡ bằng gối.
– Đảm bảo là phần trên gối sẽ không cong lên và cao hơn phần dưới gối. Việc này sẽ giảm thiểu việc bé nằm sấp lúc ngủ
– Nhìn vào vị trí của đôi mắt của bé. Mẹ có thể hình dung một đường thẳng chạy dài theo bề dày của gối, thông qua đôi mắt bé và đường thẳng này nên được vuông góc với sàn.
– Hình dung đường thẳng chạy dọc ở phần giữa của khuôn mặt, đường này cần phải song song với sàn nhà. Nếu một trong những dòng này sai lệch thì đó là dấu hiệu cho thấy các gối quá cao hoặc quá thấp. Nếu các đường vuông góc với nhau, mẹ đã lựa được một chiếc gối có chiều cao hoàn hảo.
7 quan niệm sai lầm về giấc ngủ trẻ sơ sinh (p.2)
Giấc ngủ rất quan trọng đối với bé. Tuy nhiên nhiều bạn lại có những quan niệm sai lầm trong việc cho con ngủ
5/ Nhiều nhà trị liệu cột sống tin rằng, nằm nghiêng là tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ. Nó tốt cho cột sống và giảm ngáy. Đó cũng là lý do tại sao gối dạng gợn sóng dành cho trẻ em có thể có ích, nó giúp bé ngủ với tư thế tốt nhất.
6/ Khi một đứa trẻ nằm nghiêng, mặt trên gối nên đủ dày để hỗ trợ phần đầu và cổ ở vị trí vừa phải.
7/ Khi một đứa trẻ nằm ngửa, gối mỏng là phù hợp nhất. Ở vị trí này, công dụng của gối không phải là nâng cao đầu mà hỗ trợ phần cong ở cổ
8/ Gối không mang lại lợi ích nào khi trẻ nằm sấp. Ở vị trí này một cái gối chỉ làm phần đầu được kê lên cao hơn và khiến cột sống bị ảnh hưởng.
9/ Ngủ úp mặt xuống tốt cho phần giữa và cuối cơ thể vì nó làm giảm áp lực so với tư thế ngồi và dựa lưng thường thấy ở bé. Tuy nhiên, nếu ngủ ở tư thế này trong thời gian dài, bé sẽ khó cử động cổ cũng như gặp nhiều vấn đề về khớp cổ khác.
10/ Nếu một đứa trẻ không thể nằm ngửa khi đầu nghiêng sang một bên trong ít nhất 5 phút thì bạn nên nhờ bác sĩ trị liệu cột sống tư vấn.
11/ Có rất nhiều loại gối và mỗi loại có những ưu và nhược điểm khác nhau:
– Gối cao su (Latex): Nâng đỡ tốt cho cổ trong khi vẫn mang đến sự thoải mái cho đầu. Latex có thêm nhiều ưu điểm như kháng dị ứng và đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho những bé bị bệnh hen suyễn và sốt vặt. Nghiên cứu đã cho rằng loại gối này khiến người dùng thoải mái nhất.
– Gối Fibre: Thường chưa sợi nhân tạo như polyester, hoặc cũng có thể là từ sợi tự nhiên, phổ biến nhất là len, để tạo sự mềm mại, nâng đỡ. Chất liệu này có xu hướng giảm công dụng hỗ trợ trong vòng một vài tháng sau khi sử dụng và bé không nên dùng nữa.
– Gối lông vũ: Với chất liệu từ phần lông dưới cánh thường mềm hơn và bền hơn nhiều, trong khi lông vũ có gọng thường cứng và bị dẹt một cách nhanh chóng.
– Gối Foam: Chứa thành phần giúp điều chỉnh nhiệt độ và áp lực phù hợp của từng cơ thể. Khuôn gối này phù hợp với mọi hình dạng của đầu và cổ của bạn để hỗ trợ và làm giảm áp lực vào những vùng nhạy cảm như hàm và tai. Tuy nhiên, loại gối này hạn chế sự chuyển động vào ban đêm và làm con bạn thức giấc do cứng và đau.
– Gối gợn sóng: Có thể được làm bằng xốp, bọt xốp hoặc cao su và được thiết kế cho những người ngủ với tư thế nằm ngửa. Nghiên cứu đã cho thấy nằm nghiêng trên chiếc gối này ít thấy thoải mái và dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém hơn
.
12/ Kiểm tra với nhà sản xuất khi mua gối vì tuổi thọ sản phẩm dự kiến thực sự sẽ phụ thuộc vào những vật liệu bên trong và chất lượng của nó. Thông tin này thường in trên bao bì, nhưng các cửa hàng có thể tư vấn cho bạn.
13/ Một số nhà sản xuất gối thậm chí gắn mạc trên gối, do đó bạn có thể ghi lại ngày bạn mua nó, để xem nó xuống cấp như thế nào.
Giấc ngủ và hệ miễn dịch của bé
Hệ miễn dịch được xem như thành luỹ vô hình giúp bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân xâm hại từ bên ngoài như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng. Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng thông qua đường ăn uống, hệ miễn dịch còn có thể được tăng cường chỉ với một hành động quen thuộc và đơn giản: Ngủ.
14/ Thông thường, bạn nên thay thế gối của bạn mỗi sáu tháng đến hai năm mặc dù việc này phụ thuộc vào chất lượng gối.
15/ Để sử dụng hiệu quả nhất, bạn hãy vỗ và lật gối qua lại mỗi ngày. Ngoài ra bạn có thể phơi gối dưới ánh nắng mặt trời một cách thường xuyên để diệt khuẩn và đầu tư lớp bọc gối giúp giữ cho gối khô và tránh ẩm hoặc dầu. Bạn cũng sẽ dễ dàng thay giặt một cách thường xuyên.
Nếu các hướng dẫn giặt trên gối của bạn (thường cho polyester và một số gối cao su) cho phép giặt bằng mày, bạn nên làm như vậy thường xuyên như lời khuyên của nhà sản xuất.
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.