Đừng quên lưu máu cuống rốn bé trước khi rời bệnh viện
Vào năm 1988 tại Pháp, trường hợp ghép tế bào gốc máu cuống rốn đầu tiên được thực hiện vào tháng trên bé trai 5 tuổi bị bệnh thiếu máu Fanconi từ máu cuống rốn em gái sơ sinh của bệnh nhân. Sau ghép, bệnh nhân khỏi bệnh và ổn định sức khỏe cho đến nay. Và việc lưu máu cuống rốn được biết đến nhiều hơn từ đó.
Lưu máu cuống rốn để làm gì?
Lưu máu cuống rốn vẫn thường được biết đến với tên “bảo hiểm sinh học trọn đời”. Chính bởi máu cuống rốn của trẻ sơ sinh là nguồn tế bào gốc có khả năng miễn dịch cao, dùng để chữa trị cho chính bản thân em bé và người thân trong gia đình có chỉ số sinh học phù hợp với bé.
Lưu máu cuống rốn giúp điều trị hơn 80 loại bệnh cho bản thân trẻ và người thân
Theo các chuyên gia, các tế bào gốc từ máu cuống rốn có để dùng để điều trị khoảng trên 80 loại bệnh khác nhau, trong đó có nhiều loại bệnh lý của hệ tạo máu, những bệnh lý rối loạn miễn dịch di truyền như: ung thư máu, u tủy, suy tủy, U lympho, Thalassemia (huyết tán), bệnh tiểu cầu, ly thượng bì…
Hiện nay, các nhà khoa học cũng đang trong thời kỳ nghiên cứu khả năng chữa được nhiều bệnh khác như tự kỷ, tiểu đường, alzheimer, parkinson, bại não, đột quỵ nhờ loại tế bào này.
Khả năng biến đổi của tế bào gốc như thế nào?
Tế bào gốc từ máu cuống rốn có khả năng biến đổi độc nhất vô nhị thành các loại tế bào trong máu của tế bào gốc là rất đáng chú ý:
- Tế bào hồng cầu mang oxy tới toàn bộ các tế bào khác.
- Tế bào bạch cầu có chức năng miễn dịch.
- Tế bào tiểu cầu giúp đông máu khi bị thương.
Điều này đồng nghĩa với việc các tế bào gốc có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư máu, thay thế tủy xương và sửa chữa các rối loạn do di truyền.
Điều kiện để lưu máu cuống rốn trẻ sơ sinh?
Có 5 điều kiện tiên quyết mẹ nhất định phải nhớ khi quyết định lưu máu cuống rốn:
1. Người mẹ không mắc bệnh truyền nhiễm, tiểu đường, huyết áp, ung thư, bệnh về miễn dịch, khi sinh con không sốt, không bị nhiễm trùng.
2. Trước khi sinh, mẹ đến những nơi nhận lưu trữ tế bào gốc để được làm các xét nghiệm sức khỏe.
3. Sau khi sinh, thời điểm tách em bé ra khỏi bánh nhau thì có 2 cách lấy máu cuống rốn. Một là khi bánh nhau chưa xổ ra khỏi tử cung, máu được lấy luôn từ dây rốn, hai là sau xổ nhau sẽ treo lên và lấy máu liền.
4. Thời gian tiến hành chỉ trong vòng 10 phút đầu tiên kể từ khi xổ nhau bởi nếu không máu sẽ đông, không còn tác dụng.
5. Sau đó lấy máu xét nghiệm xem có nhiễm trùng không, có mắc bệnh gì không, đặc biệt là những bệnh về nhiễm sắc tố.
Chi phí thực hiện là bao nhiêu?
Theo thông tin từ Trung tâm Tế bào gốc Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương thì chi phí thực hiện lưu máu cuống rốn hiện nay khá cao. Cụ thể là khoảng 25 triệu đồng/mẫu trong năm đầu tiên.
Những năm sau đó, chi phí lưu trữ trung bình khoảng 2,5 triệu đồng/mẫu và việc lưu trữ sẽ kéo dài trong 18 năm.
Sàng lọc sơ sinh - Cứu con khỏi 5 bệnh nguy hiểm
Sàng lọc sơ sinh là một xét nghiệm giúp phát hiện các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến trí tuệ và sự phát triển thể chất của bé. Thực hiện các gói sàng lọc sơ sinh là một bước không thể thiếu để đảm bảo bé yêu phát triển khỏe mạnh, bình thường.
Có những ngân hàng máu cuống rốn nào ở Việt Nam?
1. Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM
Địa chỉ: 201 Phạm Viết Chánh, Q.1
2. Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem
Địa chỉ: 95 Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà Nội/ 297/5 Lý Thường Kiệt, P.15, Q.11, TP.HCM
3. Trung tâm Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
Địa chỉ: Phòng 508, tầng 5, tòa nhà T, 14 Trần Thái Tông, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
4. Bệnh viện Nhi Trung ương
Địa chỉ: 18/879 La Thành, Q. Đống Đa, Hà Nội
5. Hệ thống bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec tại Hà Nội và TP.HCM
Với những cặp vợ chồng hiện đại không nhiều người lựa chọn sinh quá hai con cùng với điều kiện kinh tế tốt hơn thì việc lưu máu cuống rốn trẻ sơ sinh là một cách lựa chọn “bảo hiểm sinh học” trọn vẹn cho con.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.