Đừng tiếc tiền sàng lọc mất thính lực cho trẻ sơ sinh

shape

29 Th02

Cha Mẹ TốtTh02 29, 2020

Đừng tiếc tiền sàng lọc mất thính lực cho trẻ sơ sinh

Theo nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới, cứ 1.000 trẻ sinh ra thì có 3-4 trẻ bị giảm thính lực bẩm sinh. Với trẻ có nguy cơ sinh non tỷ lệ này tăng gấp 4-5 lần. Sàng lọc mất thính lực cho trẻ sơ sinh càng sớm càng có cơ hội điều trị thành công.

Tuy quan trọng nhưng không nhiều mẹ bầu biết đến vấn đề này. Thông thường đến bệnh viện sinh và làm các xét nghiệm cơ bản sau sinh cho bé, xuất viện về nhà. Đợi đến khi trẻ 2-3 tuổi mới nhận ra vấn đề, khi ấy đã quá muộn để điều trị. Sàng lọc sau sinh là cần thiết và đây có lẽ là khái niệm mẹ cần sớm cập nhật trong danh bạ mang thai của mình.

Đừng tiếc tiền sàng lọc mất thính lực cho trẻ sơ sinh

Sàng lọc mất thính lực càng sớm cơ hội để bảo vệ sức nghe cho trẻ càng cao

Theo các bác sĩ có chuyên môn cao tại các bệnh viện lớn ở Việt Nam, một nửa số trẻ giảm hoặc mất thích lực không có các yếu tố nguy cơ sẵn có, chỉ khi sàng lọc thính lực mới biết được cụ thể.

Rối loạn mất thính lực là gì?

Mất thính lực (giảm khả năng nghe hoặc điếc) là một trong những rối loạn thường gặp. Bệnh được biết đến như tình trạng mà người bệnh không thể nghe thấy âm thanh một phần hoặc hoàn toàn ở một hoặc cả hai bên tai. Mất thính lực có thể gặp với tỷ lệ từ 3-4 trên 1.000 trẻ sơ sinh, cao nhất có thể là 1-2 trên 100 trẻ.

Khi bị mất thính lực hầu hết không thể phục hồi nhưng có thể cải thiện tình trạng nghe nếu được phát hiện và điều trị sớm.

Những trẻ được phát hiện muộn, cụ thể là sau 2-3 tuổi có thể phải gánh chịu những khuyết tật vĩnh viễn, không thể sửa chữa được về khả năng phát âm, phát triển ngôn ngữ và nhận thức so với các trẻ bình thường.

Những trẻ có nguy cơ cao

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất thính lực, riêng với trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi 5 yếu tố:

  • Do mẹ mắc một số bệnh lý khi mang thai như nhiễm cytomegalovirus, rubella (sởi Đức), giang mai, herpes, toxoplasmosis.
  • Do tiền sử gia đình có người mất thính lực
  • Do mẹ có tiếp xúc hay sử dụng các thuốc kháng sinh mạnh trong điều trị nhiễm khuẩn thuộc nhoma aminoglycosides (gentamycin, kanamycin), hóa liệu pháp chống ung thư, hoặc hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến thính lực thai nhi.
  • Trẻ đẻ non hoặc sinh nhẹ cân, có các dấu hiệu của suy hô hấp sau đẻ.
  • Trẻ bị vàng da do tăng bilirubin, viêm màng não.

Quy trình thực hiện không phức tạp

Quy trình thực hiện tốt nhất là thực hiện tại bệnh viện trước khi bé và mẹ về nhà. Chương trình được thực hiện với 2 phương pháp: Đo lường âm thanh thoát ra từ ốc tai và đáp ứng âm của cuống não

Bác sĩ có chuyên môn sẽ sử dụng thiết bị kiểm tra. Nếu trẻ vượt qua được thử nghiệm ngay lần đầu, có nghĩa là khả năng thính lực của trẻ là bình thường.

Đừng tiếc tiền sàng lọc mất thính lực cho trẻ sơ sinh

Chi phí thực hiện không cao vì vậy mẹ nên thực hiện sớm sàng lọc thính lực cho bé sơ sinh

Nếu không vượt qua, thử nghiệm sẽ được làm lại sau một tháng và có thể sẽ được khuyến cáo chuyển tới bác sĩ chuyên khoa thính lực làm các thăm dò sâu hơn.

Thời gian thăm khám chỉ cần 5-7 phút, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Chi phí thực hiện tại mỗi bệnh viện khác nhau nhưng không quá cao.

Khả năng tìm lại âm thanh cho bé cao

Nếu sàng lọc thính giác cho trẻ sơ sinh được tiến hành trong vòng 1 tháng sau khi sinh, chẩn đoán xác định trong vòng 3 tháng sau sinh và tiến hành can thiệp (nếu trẻ bị nghe kém) trong vòng 6 tháng sau sinh sẽ có khả năng phục hồi cao.

Đối với các gia đình có con bị khiếm thính, hành trình tìm kiếm lại âm thanh, khôi phục lại âm thanh để trẻ nghe được nói được thực sự rất kỳ công và đòi hỏi sự kiên trì và hợp tác của phụ huynh.

Những trường hợp nghi ngờ trẻ khiếm thính phải đi khám chuyên sâu để được những chuyên gia về thính học tư vấn chứ không tự ý tìm hiểu nghe tin xung quanh bởi thời gian để chăm sóc trẻ hiệu quả chỉ khoảng 3 đến 5 năm đầu.

Đừng tiếc tiền sàng lọc mất thính lực cho trẻ sơ sinh

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh có cần thiết?
Để kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi, nhiều mẹ bầu chọn phương án xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Liệu có phải ai mang thai cũng nên thực hiện xét nghiệm này? Nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn của xét nghiệm ra sao? Mẹ tham khảo thông tin sau nhé!

Y học hiện đại ngày càng phát triển, chuyện nuôi con thời công nghệ có rất nhiều thuận lợi, và sàng lọc mất thính giác là cần thiết. Bố mẹ nên tìm hiểu thông tin kỹ trước khi quyết định sinh con.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc