Mách mẹ cách chữa khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt

shape

29 Feb

Khanh ElisaFeb 29, 2020

Mách mẹ cách chữa khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Chữa nấc cục cho người lớn khá đơn giản, nhưng ở trẻ sơ sinh cần thận trọng hơn. Bố mẹ cần chú ý cẩn thận, tránh các động tác quá mạnh tay hoặc dùng các biện pháp không phù hợp như cho bé uống nhiều nước, bắt trẻ nín thở… Như vậy sẽ vô tình tổn hại sức khỏe bé

Nấc cụt là hiện tượng gì?

Nấc cụt là hiện tượng với những cơn co thắt bất ngờ không thể tự chủ từ cơ hoành, các cơn co thắt này bị ngắt quãng liên tục và lặp đi lặp lại. Nấc cục là do trong quá trình hít vào chưa kết thúc nhưng thanh môn đóng lại bất chợt dẫn đến bị nấc cục.

Mách mẹ cách chữa khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Vỗ nhẹ vào lưng bé để thoát bớt lượng khí thừa ở dạ dày ra ngoài, giúp chữa nấc cụt

Khi nào thì đáng lo ngại?

Nếu bé bị nấc quá lâu và nấc quá nhiều lần, cha mẹ đã áp dụng các biện pháp chữa nấc cho bé mà bé vẫn không hết nấc thì đây là triệu chứng nguy hiểm. Bạn cần đưa bé tới bác sỹ chuyên khoa để bé được khám và tư vấn một cách đầy đủ và hiệu quả nhất.

Các nguyên nhân nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt, nguyên nhân có thể do một trong số những điều sau, thông thường bắt nguồn từ lỗi của người lớn. Mẹ tham khảo để phòng hiện tượng khó chịu này cho bé nhé!

  • Giữ ấm cho trẻ không đúng cách, khiến trẻ bị trào ngược khí gây nấc cụt.
  • Trẻ uống sữa không đúng cách cũng có thể bị nấc. Khi uống quá nhiều, sữa ngưng tụ lại, không tiêu hóa, hoặc khi uống sữa lạnh, khí ngừng trệ không thông. Theo đó, chức năng dạ dày bị suy yếu, khí cơ tăng giảm thất thường, làm trào ngược khí, gây nấc cụt.
  • Do trẻ bú sữa quá nhanh hoặc vừa khóc xong đã uống sữa liền, gây nghẹt thở và dẫn đến nấc cụt.

Mách mẹ cách chữa khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Cho trẻ uống sữa đúng cách: 8 sai lầm cần tránh
Sữa là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển chiều cao, cân nặng và trí não ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng đang cho con uống sữa đúng cách. 8 sai lầm sau mẹ rất hay mắc phải, thay đổi ngay mẹ nhé!

Mẹ có thể thấy, đa phần trẻ sơ sinh bị nấc là do bú quá no, kèm theo nuốt hơi vào dạ dày. Chỉ mươi mười phút, cơ thể trẻ sẽ tự cân bằng và hết nấc. Nếu sốt ruột, mẹ có thể tham khảo cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh được bật mí sau đây để giúp con dễ chịu hơn.

Những cách chữa bệnh nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Có những mẹo chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể áp dụng ngay khi cơn nất vừa khởi phát để bé không rơi vào trạng thái khó chịu. Tuy nhiên mẹ cần nhớ nguyên tắc: Không nên để bé quá đói rồi mới cho ăn, đồng thời tránh cho bé bú quá no. Sau khi ăn, bế trẻ giữ đầu cao khoảng 10 phút.

  • Dùng hai ngón tay trỏ nhét vào hai lỗ tai bé khoảng nửa phút, hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp 2 cánh mũi bé, đồng thời giữ miệng bé khép trong vòng 2-3 giây, nghỉ 2-3 giây và lặp lại 15-20 lần.
  • Thay đổi tư thế cho con bú. Bé nuốt nhiều không khí trong lúc bú có thể do mẹ cho con bú sai tư thế. Vì vậy, nếu thấy bé thường xuyên có dấu hiệu nấc sau khi ăn xong, mẹ nên đổi tay hoặc cách bế để hạn chế không khí vào miệng và dạ dày bé.
  • Vỗ nhẹ trên lưng bé, có thể vỗ ở vai, nhưng nhớ thật nhẹ nhàng và dứt khoát. Khi ợ hơi, bé sẽ hết nấc.
  • Cho bé uống từng hớp nước nhỏ để dừng cơn nấc, khoảng 2,5ml là đã đủ để ngăn chặn.
  • Nếu bé nhà bạn đang ở độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể cho một ít đường trên lưỡi bé. Vị ngọt của đường sẽ góp phần làm sao nhãng các dây thần kinh và ngăn chặn tình trạng co thắt.
  • Thay núm vú bình sữa, bởi núm vú quá lớn có thể là nguyên nhân làm bé nuốt nhiều không khí khi bú.

Mách mẹ cách chữa khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Bịt kín hai tai cũng là cách xử lý hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị nấc

Ngoài ra mẹ có thể thử tham khảo thêm 2 cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh theo phương pháp dân gian sau: Lấy cuốn chiếu hoặc một mẩu giấy dán lên trán giữa đầu trong lông mày. Mẹ có thể bế trẻ lên, dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái. Nếu trẻ khóc, cơn nấc sẽ qua nhanh hơn, do dây thần kinh thực quản được giãn ra. Mẹ cũng nên ủ ấm cho trẻ vào lúc này.

Ngăn ngừa bé bị nấc cụt bằng cách nào?

Nguyên nhân gây nấc là sự thay đổi nhiệt độ hoặc luồng không khí đột ngột. Do đó, mẹ cháu có thể tránh bằng cách giữ nhiệt độ, không khí trong phòng được ổn định.

Bé thức dậy thì choàng thêm chiếc khăn xô vào cổ cho bé để không bị gió. Các cửa sổ cửa chính khép lại hoặc để hướng gió sang hướng khác để tránh gió lạnh thổi trực tiếp vào người bé.

Cho bé ngậm kẹo gừng nếu bé có thể ngậm được, hoặc bôi chút dầu gió (dầu Phật Linh sẽ ko nóng gắt như Trường Sơn) vào cổ tay, gáy, 2 dái tai bé).

Mách mẹ cách chữa khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Hạ sốt cho trẻ và những sai lầm tai hại mẹ nên tránh
Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, trẻ em khi sốt cao thường mới chỉ là triệu chứng chứ chưa hẳn là bệnh. Mẹ không nên nóng ruột tìm cách hạ sốt cho trẻ bằng những biện pháp sai lầm sẽ rất tai hại.

Khi tắm cho bé không để nhiệt độ nước tắm quá chênh lệch với nhiệt độ phòng. Nếu mùa đông lạnh thì cần bật điều hòa chiều nóng hoặc quạt sưởi để phòng ấm hơn. Nhiệt độ nước tắm không chênh lệch quá 3-5 độ so với thân nhiệt của bé cũng như nhiệt độ phòng.

Để phòng ngừa nấc cụt, mẹ không nên cho bé ăn khi bé bị đói quá, và cũng không nên cho ăn hoặc bú quá no. Khi cho bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh làm dạ dày dãn nhiều hơi. Sau khi ăn nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút.

Cơn nất cục không có nguy hiểm gì với sức khỏe của bé khi nó diễn ra bình thường, nhưng mẹ cần lưu ý kỹ nếu hiện tượng bé nất liên tục trong thời gian dài có thể báo hiệu một triệu chứng bệnh nào đó liên quan đến dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa. Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh không quá khó vì nguyên nhân chủ yếu do trẻ bú mẹ quá no. Mẹ điều chỉnh cữ ăn của trẻ trước nhất để kiểm tra kết quả nhé!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *