Giấc ngủ và hệ miễn dịch của bé

shape

31 Th10

Khanh ElisaTh10 31, 2019

Giấc ngủ và hệ miễn dịch của bé

Sợi dây liên kết giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch

Ngủ không đủ giấc từ lâu đã được liệt vào một trong những nguyên nhân gây tổn hại sức khoẻ tinh thần cũng như thể chất, đặc biệt việc thiếu ngủ có thể dẫn đến sự suy giảm hệ miễn dịch. Một hệ miễn dịch tốt giúp cơ thể tránh được nhiều bệnh tật. Nếu thường xuyên bị thiếu ngủ, hệ miễn dịch của bé có thể trở nên “chậm chạp và uể oải”, khó chiến thắng được vi khuẩn. Thực tế cho thấy 1/3 trẻ em hiện nay không được ngủ đủ thời gian cần thiết.

Giấc ngủ và hệ miễn dịch của bé

Giấc ngủ ngon và sâu giúp hệ miễn dịch của bé phát triển.

Trong khi ngủ, tim được giảm cường độ hoạt động, nhịp độ của hệ tuần hoàn ổn định hơn, huyết áp giảm. Nhưng trên hết, giấc ngủ giúp tăng cường sức đề kháng. Bạch cầu và các kháng thể được sản xuất nhiều hơn. Hệ miễn dịch được tăng cường sẽ giúp bé có đủ sức khỏe để chống lại những tác động xấu của môi trường. Khi bé ngủ, hầu hết các cơ quan trong cơ thể sẽ giảm cường độ hoạt động. Nhưng một số cơ quan khác lại hoạt động tích cực hơn. Đó chính là các cơ quan sản xuất ra hóc môn tạo nên sức đề kháng cho cơ thể. Khi bé thức, hệ miễn dịch phải gồng mình tập trung lực lượng đối đầu với đủ lại kích ứng từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Chỉ khi cơ thể chìm trong giấc ngủ sâu, các loại bạch cầu và thực bào có công năng truy lùng độc chất, các loại vi trùng, siêu vi trùng, khuẩn và tế bào ung thư… thường mới bắt đầu hoạt động.

Giấc ngủ có lợi như thế, nhưng ta phải làm sao khi bé yêu luôn không chịu ngủ? Mẹ đừng lo, hãy cùng chia sẻ vài cách ru bé ngủ hiệu quả ngay sau đây.

À ơi, con ngủ ngoan nào!

Trẻ sơ sinh có chu kỳ ngủ không đều, và cần khoảng 6 tháng để bé ngủ đều. Trong khi trẻ sơ sinh ngủ trung bình 16-17 giờ/ngày, bé chỉ có thể ngủ 1-2 giờ/giấc. Khi trẻ lớn lên, thời gian ngủ giảm dần. Một bé 6 tháng tuổi thức giấc trong đêm là chuyện bình thường, nhưng bé chỉ thức vài phút rồi tự ngủ lại. Đây là vài gợi ý để giúp bé ngủ ngon hơn:

  • Cố gắng giữ bầu khí yên lặng. Khi cho bé bú hoặc thay tả cho bé trong đêm, bạn hãy tránh kích thích hoặc đánh thức để bé có thể ngủ lại được dễ dàng.
  • Đừng để bé ngủ ban ngày lâu quá. Nếu bé ngủ nhiều ban ngày, thì bé sẽ thức giấc ban đêm.
  • Cứ để bé nằm trong nôi khi bé thức giấc. Bé học thư giãn và tự dỗ giấc ngủ. Nếu bạn tập thói quen bế bé hoặc đung đưa ru bé ngủ, thì bé cần đến bạn ru ngủ khi bé thức giấc trong đêm.
  • Tránh cho bé ngủ với núm vú cao su. Núm vú này chỉ được dùng để thỏa mãn nhu cầu nút, chứ không phải để ngủ. Nếu trẻ bắt đầu buồn ngủ, thì nên nhẹ nhàng lấy núm vú ra.
  • Bắt đầu trì hoãn phản ứng của bạn khi trẻ nổi cáu lúc 4-6 tháng tuổi. Hãy chờ vài phút trước khi can thiệp, vì trẻ có thể tự dỗ ngủ. Nếu trẻ tiếp tục khóc, thì bạn kiểm soát bé, nhưng nên tránh bật đèn, chơi đùa, bế lên hoặc đung đưa. Nếu trẻ tiếp tục khóc, hãy chờ vài phút nữa rồi xem bé lại. Có thể bé đói, tiểu tiêu, sốt hoặc khó chịu.

Chúc bạn và bé yêu luôn khoẻ mạnh.

YP.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc