Giải mã ngôn ngữ của trẻ sơ sinh

shape

01 Th01

Martin NguyenTh01 01, 2020

Giải mã ngôn ngữ của trẻ sơ sinh

Tiếng ré 
Những âm thanh cao vút này khiến mẹ phải chú ý bất cứ lúc nào chúng được cất lên. Tiếng ré cho thấy bé đang phấn khích. Mẹ sẽ thấy khi chơi đùa bé thường tạo ra những âm thanh này. Tuy nhiên, nếu bé cứ ré lên liên tục thì bạn cần kiểm tra lại xem có điều gì khiến con không thoải mái. Chẳng hạn, khi bạn cắt móng tay và giữ chặt tay khiến bé không cử động được theo ý muốn, bé cũng sẽ ré lên.

Để đáp lại con, bạn không cần phải ré lên mà có thể nói chuyện với ngữ điệu vui nhộn hay hát 1 vài câu hát lặp đi lặp lại. Bé chưa thể hiểu hết những gì bạn nói, nhưng bé nắm bắt được ngữ điệu và nét mặt của bạn.

Dùng từ ngữ để diễn tả những cảm giác của bé sẽ giúp bé không chỉ học được từ ngữ mà còn hiểu cảm giác của mình, hiểu được ngữ điệu của những cuộc nói chuyện.

Giải mã ngôn ngữ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh chưa biết nói nhưng có thể hiểu được sắc thái của từ ngữ và bắt chước cách phát âm của người lớn

Tiếng hậm hự
Thời điểm mà bạn thường nghe thấy âm thanh này nhất là khi bé đang “đi nặng”. Tuy nhiên, nó cũng vang lên vào những thời điểm khác như khi bé đang cố gắng thức dậy, khi bé buồn chán hay thất vọng về điều gì đó. Khi bé được 1 tuổi, tiếng hậm hự này chính là lúc con đưa ra yêu cầu. Bé có thể chỉ vào một vật và đưa ra những âm thanh hậm hự này để nhờ mẹ lấy giúp. Nếu bạn đáp lại, bé sẽ hiểu được rằng hành động đó cũng tương đương với ngôn ngữ.

Giải mã ngôn ngữ của trẻ sơ sinh

Làm sao để hiểu tiếng khóc của bé?
Tiếng khóc là ngôn ngữ đầu tiên mà bé biết đến trước khi có thể diễn tả bằng lời hay cử chỉ. Theo chia sẻ của các bà mẹ và một số chuyên gia, tiếng khóc của bé có thể diễn đạt được 10 trạng thái khác nhau. Đôi khi chỉ một chút mất bình tĩnh đã có thể khiến mẹ bối rối trong việc phân biệt những ý...

Tiếng gầm gừ
Mặc dù âm thanh này không phổ biến lắm, nhưng nó cũng thường được bắt gặp ở những trẻ dưới 6 tháng. Ban đầu, nó chỉ là phản xạ nhưng sau đó bé có thể thích gầm gừ vì cảm giác được những âm thanh này trong cổ họng. Khi bé lớn lên, bé cũng dùng kiểu âm thanh gầm gừ này để “nói” rằng mình không hài lòng điều gì đó. Chẳng hạn, bé muốn ăn liên tục mà bạn lại đút không đủ nhanh.

Cười giòn 
Từ khoảng 4 tháng, bé đã có thể làm bạn sửng sốt với những tràng cười dài và giòn giã. Ban đầu, đó có thể là cách bé đáp lại những kích thích trực tiếp lên làn da như khi bạn cù nhẹ vào người bé hay thổi vào tai con. Tuy nhiên, khi lớn hơn một chút, những tiếng cười của bé có thể phát ra vì bé cảm thấy một vật gì bên ngoài ngộ nghĩnh, chẳng hạn khi bố làm mặt xấu.

Giải mã ngôn ngữ của trẻ sơ sinh

14 chiêu "dụ" bé bật cười
Tròn 1 tuổi, có thể bé đã cầm nắm, đi đứng rất xịn, nhưng mẹ nên biết rằng khả năng quan sát và tập trung của bé cũng khá “người lớn” rồi đấy. Lúc này, nhu cầu chơi của bé tăng lên, bé rất dễ cảm thấy buồn chán và cáu kỉnh. Mẹ phải “dụ” thế nào để bé cưng bật cười đây?

Thở dài
Khi được vài tuần tuổi bé đã biết thở dài, không phải để sầu não về cuộc đời đâu. Thở dài là cách giúp bé thư giãn và giúp mẹ biết được trạng thái của bé. Bạn có thể đáp lại con bằng cách thở dài với cao độ lớn hơn và đợi một chút để bé bắt chước. Đây là một trò chơi tương tác rất vui giữa hai mẹ con đấy.

Chơi cùng con và tìm cách hiểu con là một việc làm thật thú vị và ý nghĩa đối với các ông bố, bà mẹ. Thử cùng giải mã những âm thanh ngộ nghĩnh của con và bạn sẽ mau chóng có được một “từ điển” hoàn hảo giúp luôn hiểu và đáp ứng kịp thời nhu cầu của bé.

MarryBaby

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc