Giải mã nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình
Có rất nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình. Ngoài những lý do liên quan đến vấn đề sinh lý bình thường, đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang bị thiếu canxi. Lúc này mẹ cần đặc biệt quan sát nếu trẻ vẫn bú tốt và lên cân đều thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, bé vặn mình liên tục trong thời gian dài, đỏ mặt tía tai, chậm lớn, hay quấy khóc thì cần can thiệp ngay.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình sẽ giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn
1/ Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình do tác nhân từ bên ngoài
Hầu hết tất cả các trẻ từ sau khi sinh đến khi được vài tuần tuổi đều có biểu hiện vặn mình không ít thì nhiều. Bởi lúc này trẻ chưa quen với cuộc sống hoàn toàn mới bên ngoài từ cung của mẹ do đó, những tác động từ môi trường cho dù là nhỏ nhất đều có thể ảnh hưởng đến trẻ. Chẳng hạn, nơi ngủ không được thoải mái, ấp áp; Có quá nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn lớn xung quanh; Tình trạng tè dầm ướt át khiến trẻ khó chịu nên hay vặn vẹo…Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu làm cho trẻ sơ sinh hay vặn mình, vì vậy mẹ cần ưu tiên kiểm tra những điều này trước khi xem xét đến các lý do khác.
2/ Vặn mình, “thông báo” con đang đói
Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên mỗi lần bú bé chỉ bú được một lượng sữa rất ít. Điều này đồng nghĩa với việc bé sẽ đòi bú liên tục do đó mẹ cần cho bé bú thường xuyên hơn, thông thường từ 2-3 giờ bú một lần. Tuy nhiên, nhu cầu của trẻ có thể thay đồi và đòi bú bất cứ lúc nào cần. Khi đói bé sẽ bắt đầu cựa quậy, vặn mình, uốn người…nếu vẫn chưa được đáp ứng bé sẽ rên rỉ, khóc lóc. Đây là lưu ý cực quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ lưu ý nhé!
Bé bú bình bao nhiêu là đủ: Dựa trên dấu hiệu đói của bé
Các bé có cùng cân nặng và độ tuổi vẫn có thể có nhu cầu về lượng sữa khác nhau, vì thế ba mẹ cũng cần quan sát các dấu hiệu khi đói, khi no của bé để biết nên cho bé bú bao nhiêu sữa bột là tốt nhất.
3/ Thiếu dưỡng chất cần thiết
Nếu nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình là do thiếu canxi, bé sẽ có thêm các biểu hiện như: Ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, quấy khóc đêm, gồng mình quá mức… Mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Khi nằm trong bụng mẹ, bé cưng được cung cấp can-xi thông qua nhau thai. Vì vậy, sau khi rời khỏi bụng mẹ, lượng can-xi cung cấp bị “cắt giảm” đột ngột dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh thiếu can-xi. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở những bé sinh non. Thiếu can-xi trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.
Thông qua sữa mẹ, trẻ sơ sinh có thể nhận đủ lượng can-xi cần thiết. Vì vậy, mẹ cho con bú cần tặng cường thực phẩm giàu can-xi trong thực đơn hàng ngày của mình. Sữa, hải sản, các loại rau lá xanh… là lựa chọn tuyệt vời cho mẹ. Với những bé từ 6 tháng tuổi trở lên, đã bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể tăng cường thêm thực phẩm giàu can-xi trong thực đơn dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra, mẹ còn có thể cho trẻ dùng một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nhằm bổ sung canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng lượng vừa phải tránh gặp tình trạng thừa canxi.
Bên cạnh đó, song song với việc bổ sung canxi, mẹ cũng cần bổ sung cả vitamin D cho bé. Bởi vitamin D có vai trò vô cùng quan trọng có tác dụng chuyển hóa và làm tăng khả năng hấp thụ canxi. Tắm nắng là cách tốt nhất giúp trẻ bổ sung vitamin D, do đó mỗi ngày mẹ nên tắm nắng cho bé vào buổi sáng sớm khoảng từ 10-15 phút.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.