Giáo dục trẻ sơ sinh: Khi nào bắt đầu và dạy như thế nào?

shape

31 Th10

Julia PhạmTh10 31, 2019

Giáo dục trẻ sơ sinh: Khi nào bắt đầu và dạy như thế nào?

Thuật ngữ “giáo dục trẻ sơ sinh” thoạt nghe có vẻ lạ lẫm nhưng thực chất đây có thể là một trải nghiệm thú vị trong tương tác giữa bố mẹ và đứa con yêu dấu mới chào đời của mình. Thuật ngữ này chính là thể hiện khả năng bố mẹ kích thích tư duy của bé.

Dạy con từ thuở còn thơ

Hầu hết mọi các chuyên viên đều khuyến khích bố mẹ nên bắt đầu “dạy con từ thuở còn thơ bé”. Hiệp hội các bà mẹ mang thai Hoa Kỳ nhận định rằng những đứa trẻ mới chào đời có khả năng nhận thức được tình huống khi được 3 tháng tuổi và có thể liên kết với ngôn ngữ từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 8. Tuy nhiên việc giáo dục trẻ thơ chẳng cần phải bắt đầu vào bất kỳ một tháng nào đó trong cuộc sống của bé, mà phải cần một thời gian để bạn từ từ bắt đầu thực hành với những kỹ thuật giúp kích thích bé con của bạn.

Giáo dục trẻ sơ sinh: Khi nào bắt đầu và dạy như thế nào?

Luôn chuyện trò để bé hiểu được tình yêu của cha mẹ dành cho bé

Làm thế nào để giáo dục đứa bé mới chào đời? Đa phần các bậc phụ huynh đều nghĩ ngay đến những đĩa DVD giáo dục trẻ thơ như Baby Einstein hay các chương trình giáo dục khác. Gần đây, loại hình này đã gặp phải sự chỉ trích nặng nề cho rằng các dạng DVD này khiến trẻ bị phân tâm và chỉ phục vụ mục đích giải trí cho trẻ thay vì là giáo dục. Tuy nhiên, nếu biết sử dụng đúng cách thì đây cũng là một trong những công cụ hữu ích và thuận tiện giúp giáo dục trẻ.

Dạy trẻ bằng cách kích thích các giác quan

Với trẻ nhỏ, giáo dục trẻ sơ sinh có thể liên quan đến những kỹ thuật mà bố mẹ sử dụng hàng ngày. Bố mẹ có thể kích thích các giác quan của bé để giúp phát triển kỹ năng phối hợp các cơ tay chân, trí nhớ, và sự tập trung tốt.

Liên kết âm thanh với từng đồ vật cụ thể cũng là một kỹ năng mà bé có thể học được: hãy lắc một chiếc lục lạc ở một bên và chờ bé xoay đầu hoặc hướng mắt nhìn về bên phát ra âm thanh, sau đó lắc ở phía bên kia hoặc dưới chân để tập cho bé có sự phản xạ đối với âm thanh. Đây chính là cách bạn dạy bé học được qua thính giác.

Đối với xúc giác, bạn cũng có thể cho bé sờ thử vào một cốc nước ấm và một cốc nước lạnh để cảm nhận được sự khác nhau giữa nóng và lạnh.

Ngoài ra còn rất nhiều cách để bạn kích thích bé học qua các giác quan còn lại như: thị giác (dùng đồ chơi nhiều màu sắc đưa trước mắt bé từ xa tiến lại gần), khứu giác (đưa cho bé ngửi những mùi hương khác nhau), vị giác (cho bé nếm thử các vị ngọt, chua…)

Cách giáo dục tốt nhất là chỉ cần tương tác với bé càng nhiều càng tốt. Hãy lặp lại những âm thanh mà bé phát ra để giúp khuyến khích bé hiểu được “nguyên tắc”’ khi nói chuyện: một người nói thì người kia sẽ nghe và ngược lại. Ngoài ra, bố mẹ còn có thể dùng phương pháp hát hò, kể chuyện để giúp trẻ học được những sự khác biệt về giọng điệu, lời nói và còn tăng thêm vốn từ cho trẻ. Chơi trò chơi với trẻ là cách kích thích bé cử động và nhận biết sự vật xung quanh ví dụ cầm tay bé đặt lên những bộ phận trên mặt của bạn như mũi, miệng, mắt, má… rồi đặt tay bé lên các bộ phận tương tự trên mặt bé và gọi tên bộ phận ấy để tập cho bé có sự liên kết và phát triển ngôn ngữ.

Hãy sáng tạo theo cách của riêng bạn những cách thức tương tác và chơi đùa cùng bé. Trẻ con sẽ có thể bắt đầu học hỏi từ rất sớm nếu bố mẹ biết cách vận dụng những phương pháp giáo dục trẻ sơ sinh đúng cách và đúng mục đích.

M.T

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc