Hạ sốt cho trẻ theo phương pháp làm mát bắp chân "chuẩn" khoa học
Mẹ hẳn đã từng cuống cuồng lo lắng khi thấy con bị sốt cao. Cầu cứu bác sĩ là cách duy nhất giải tỏa căng thẳng và an tâm hơn. Nhưng chính các chuyên gia y tế cũng không ưu tiên cách hạ sốt nhanh bằng thuốc kháng sinh mà sử dụng những mẹo dân gian “chuẩn” khoa học cho trẻ trước nhất.
Làm mát cơ thể trẻ bằng khăn và nước ấm giúp hạ sốt hiệu quả
Hẳn mẹ đã từng đưa con bị cảm cúm đi khám và sau khi kiểm tra kỹ tai, mũi, họng, ngực của bé sẽ nhận được lời khuyên dạng: “Anh/chị nên đưa bé về nhà cho uống nước ấm và ngủ đủ”. Nếu bạn thực sự ngạc nhiên vì tại sao bác sĩ không kê đơn thuốc thì nhận được lời giải thích: “Cơ thể của con bạn đang chiến đấu với virus, hệ miễn dịch nhờ vậy mà mạnh hơn. Đừng vội vàng và lo lắng”.
Đa phần các bác sĩ đúng. Trẻ hoàn toàn có thể chiến thắng cơn sốt mà không cần tới những viên thuốc kháng sinh. Chẳng phải tình trạng kháng kháng sinh đang khiến bố mẹ mất ăn mất ngủ đó sao. Vậy tại sao phải lạm dụng thuốc Tây y với trẻ nhỏ.
Nước ấm và khăn, hai vật dụng không thể thiếu trong nhà có trẻ
Nếu ở Việt Nam, sau khi sinh hầu hết các mẹ đều biết đến phương pháp hạ sốt bằng cách lau mát với nước ấm và khăn thì ở Đức, phụ huynh thường xuyên nhận được những lời khuyên từ bác sĩ nhi khoa về các xử lý ban đầu khi con sốt “buộc khăn bắp chân làm mát” (cooling tie method) như sau:
- Nhúng hai chiếc khăn bông vào nước ấm. Vắt khô nước.
- Buộc khăn xung quanh chân của trẻ, mỗi chiếc khăn ở một bên chân. Sau khoảng 20 phút, bỏ khăn ra và dùng một miếng vải để lau khô chân.
- Lặp lại cách này vài lần cho đến khi trẻ hạ sốt và trở về nhiệt độ bình thường.
Nếu trẻ nhỏ hơn 2 tuổi hoặc sốt kèm theo các triệu chứng như nôn ói, co giật, bạn nên đưa bé đến bác sĩ.
Làm mát bắp chân, có gì khác biệt?
Giải thích một cách dễ hiểu, đây là cách hạn nhiệt cơ thể giúp nhiệt độ cao giảm dần theo sự hạ nhiệt của chiếc khăn bông. Khi trẻ bị sốt điều tối kỵ là quấn khăn, ủ ấm hay mặc quần áo dày, điều này sẽ càng khiến con khó chịu hơn. Phương pháp hạ sốt này dựa trên nguyên lý chiếc khăn sẽ từ từ làm hạ nhiệt độ của cơ thể xuống.
Trung tâm công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ – NCBI cũng đã từng lý giải về phương pháp hạ sốt này dựa trên nguyên lý tác động từ bên ngoài làm giảm dần nhiệt độ cơ thể như: chườm khăn, cởi bớt quần áo, dùng đồ uống lạnh…
Ngoài ra, mẹ có thể hạ sốt bàng cách quạt mát cho bé, đắp cho trẻ một chiếc khăn ướt lên trán hoặc chân hay mở rộng các cửa phòng bé nằm. Ở các nước phương Tây, phương pháp làm mát cơ thể trẻ dùng khăn ấm quấn ở chân được dùng phổ biến hơn cả.
Hạ sốt cho bé: Những sai lầm "kinh điển" của mẹ
Sai lầm khi hạ sốt cho con không chỉ khiến tình trạng bệnh tật kéo dài hơn mà còn có thể khiến bé gặp nguy hiểm. Mẹ đừng quên ghi chú lại những lỗi thường gặp để tránh mắc phải khi chăm sóc con bị sốt nhé
Điều quan trọng của các cách hạ sốt nhanh từ bên ngoài này là đảm bảo cho bé cảm thấy thoải mái nhất và không làm bé bị cảm lạnh. Nếu như bé bị sốt nhưng chân và tay lạnh thì không nên áp dụng cách hạ sốt này.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.