Hạ sốt cho trẻ và những sai lầm tai hại mẹ nên tránh

Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, trẻ em khi sốt cao thường mới chỉ là triệu chứng chứ chưa hẳn là bệnh. Mẹ không nên nóng ruột tìm cách hạ sốt cho trẻ bằng những biện pháp sai lầm sẽ rất tai hại.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Thậm chí, sốt còn được xem là phản ứng tốt của cơ thể trẻ khi không may bị vi trùng thâm nhập. Nếu sốt mà trẻ vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường, không cảm thấy khó chịu thì không trị sốt mà nên để nguyên. Phần lớn các bệnh sốt nhẹ do nhiễm trùng lại nhanh khỏi.

Biện pháp này vẫn tốt hơn là hạ sốt sai cách mang lại những hậu quả khôn lường. Do đó, nếu trẻ bị sốt, các bậc cha mẹ hãy ghi nhớ tuyệt đối không làm 5 điều này:

Không dán miếng hạ sốt cho trẻ

Dán hạ sốt là việc đầu tiên mà 99% các bà mẹ thường nghĩ đến và thực hiện. Họ không hề hay biết điều đó không chỉ tốn kém mà còn chẳng mang lại kết quả gì. Đó là còn chưa kể nhiều miếng dán hạ sốt hiện nay còn gây hại cho trẻ.

Theo bác sĩ Dũng, khi trẻ sốt, nên dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt là hai hốc nách, bẹn và đặt 1 khăn ấm ở trán. Sau đó, thay khăn 2 – 3 lần/phút để trẻ nhanh chóng hạ nhiệt.

Hạ sốt cho trẻ và những sai lầm tai hại mẹ nên tránh

Lau nước ấm vẫn là cách hạ sốt cho bé tốt hơn miếng dán

Không chườm nước đá lạnh

Ít bậc cha mẹ biết được, đây là hành động sai lầm gây nguy hiểm cho trẻ, có thể thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp. Đặc biệt, trẻ nếu sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi, chườm lạnh sẽ làm bệnh trầm trọng thêm.

Đắp khăn lạnh, tắm lạnh hay chườm lạnh chỉ được thực hiện trong trường hợp say nóng, say nắng. Tuy nhiên, cũng không nên dùng vì hiệu quả rất thấp.

Không cho uống thuốc hạ sốt nếu trẻ nóng dưới 38,5 độ

Ở trẻ, thân nhiệt ở miệng từ 37,5 độ C trở lên, ở nách từ 37,2 độ C tức là bé đang sốt, song không phải trường hợp nào cũng cần dùng đến thuốc hạ sốt.

Khi sốt nhẹ, thân nhiệt trẻ ở mức 37,5-38,5 độ C, chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước, hoặc bú mẹ nhiều hơn. Ngoài ra, không cho trẻ uống thuốc co giật sớm, điều này sẽ làm khó cho bác sĩ khi thăm khám.

Hạ sốt cho trẻ và những sai lầm tai hại mẹ nên tránh

Không cho uống thuốc hạ sốt nếu bé nóng dưới 38,5 độ

Không đóng kín cửa

Khi bị sốt, không được đắp chăn, không được đóng kín cửa mà phải mở cửa, quạt cho thông gió, để không khí trong nhà lưu thông.

Với cách này chỉ một lúc sau bé sẽ hết cảm giác rét, cơ thể dần ấm lên. Trong khi đó, hầu hết chúng ta lại làm ngược lại, khiến bệnh càng nặng thêm.

Không bắt bé ăn kiêng

Không nên để trẻ ăn kiêng mà phải chăm sóc và bồi dưỡng cho trẻ nhanh hồi phục. Cho trẻ uống bù nước (uống nước Oresol) thoải mái theo khả năng của trẻ.

Nếu trẻ không thích, cũng không nên ép, có thể thay bằng các loại nước khác như nước gạo, nước cam ấm… để tăng sức đề kháng cho trẻ nhanh lành bệnh.

Hạ sốt cho trẻ và những sai lầm tai hại mẹ nên tránh

Viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh, triệu chứng và cách phòng trị
Viêm ống tai ngoài là căn bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân do vùng da tai của bé lúc này vẫn còn khá yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động từ bên ngoài.

Cách hạ sốt nhanh cho bé

Khi các trẻ sơ sinh bị sốt, mẹ không nên hạ sốt cho trẻ sơ sinh ở nhà mà phải đưa bé đi khám bác sĩ. Khi bé bị sốt có nhiệt độ dưới 38,5 độ C, mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng các phương pháp không dùng thuốc như sau:

  • Lau ấm cho bé với khăn vải nhúng vào chậu nước ấm.
  • Mẹ cũng có thể chườm khăn ấm ở trán để hạ sốt cho bé.
  • Cho bé uống nhiều nước mát hoặc bú mẹ nhiều hơn, điều này giúp bé thoải mái hơn và tránh mất nước do sốt.
  • Cho bé ở trong phòng mát, có thể dùng điều hòa hoặc quạt.
  • Cho bé mặc áo quần mỏng, thoáng mát và thấm mồ hôi tốt.

Khi bé bị sốt, nhiệt độ đo được lớn hơn 38,5 độ C, ngoài các phương pháp hạ sốt kể trên mẹ nên dùng thêm thuốc hạ sốt cho bé.

Hạ sốt cho trẻ và những sai lầm tai hại mẹ nên tránh

Lau nước ấm cho bé là cách hạ sốt đơn giản và hiệu quả nhất

Thuốc hạ sốt cho bé

Các thuốc hạ sốt có thể dùng cho bé là acetaminophen hoặc ibuprofen. Acetaminophen là thuốc hạ sốt hiệu quả và an toàn cho bé.  Mẹ nên đọc hướng dẫn sử dụng trong mỗi hộp thuốc để biết chính xác liều thuốc cần dùng cho mỗi bé.

Lưu ý:

  • Khi bé bị sốt, mẹ cần theo dõi nhiệt độ của bé 4 giờ một lần cho đến khi bé hết sốt.
  • Nếu bé bị sốt ở nhà trên 48 giờ và đáp ứng kém với thuốc hạ sốt, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ.

Trên đây là những nguyên tắc, cách hạ sốt cho trẻ mà cha mẹ, phụ huynh nên nắm được trong thời gian nuôi dạy con. Để làm tốt điều này thì việc sẵn sàng các dụng cụ chăm sóc, y tế như nhiệt kế, khăn chườm… là điều cần thiết.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: