Hành trình "giải cứu" bé cưng khỏi táo bón
Hầu hết các trường hợp táo bón ở trẻ em đều không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng sẽ khiến bé cưng rất khó chịu
Có khá nhiều nguyên nhân khiến bé bị táo bón, và một trong những nguyên nhân phổ biến là nhất là do chế độ dinh dưỡng của bé.
– Giai đoạn chuyển đổi: Những trẻ bú mẹ sẽ dễ bị táo bón hơn khi chuyển sang chế độ ăn dặm. Vì hệ tiêu hóa nhỏ bé này trước giờ đã quen xử lý một loại thức ăn cực kỳ dễ tiêu hóa, đó chính là sữa mẹ.
– Chế độ dinh dưỡng nghèo chất xơ
– Lạm dụng các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, sữa tươi
– Một số loại thực phẩm đặc thù như chuối, nước sốt táo/táo xay, ngũ cốc, bánh mì, nui mì và khoai tây
Mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp táo bón ở trẻ em có thể nhanh chóng giải quyết nhờ thay đổi chế độ dinh dưỡng, kết hợp các bài tập trị liệu phù hợp.
Bài tập vận động giúp cải thiện chứng táo bón ở trẻ
– Mát-xa bụng: Nhẹ nhàng mát xa và xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ. Đặt tay lên rốn của bé rồi mát xa theo chuyển động tròn và bàn tay chuyển động lan rộng ra hai bên.
– Bài tập đạp xe: Đặt bé nằm ngửa rồi nắm lấy phần cẳng chân gần đầu gối bé rồi bắt đầu cho hai chân bé chuyển động giống như bé đang đạp xe đạp. Động tác này cũng giúp giảm bớt tình trạng đầy hơi ở bé.
– Tắm với nước ấm: Một số chuyên gia cho rằng việc cho bé tắm nước ấm sẽ gúp bé được thư giãn, cơ thể thả lỏng nên khiến cho những gì có trong bụng dễ dàng “chuyển động” hơn. Sau khi tắm xong, lau khô, mẹ có thể mát-xa cho bé.
Massage cho bé yêu mau lớn
Massage là một cách thật dễ thương để mẹ thể hiện tình thương yêu với bé. Với hành động nho nhỏ này mỗi ngày, mẹ sẽ đem lại cho bé nhiều lợi ích hớn như giúp bé tăng cân tốt hơn, hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất, giảm đau khi bé mọc răng…
Chế độ dinh dưỡng khi bé bị táo bón
– Trẻ dưới 6 tháng tuổi:
Áp dụng các bài tập vận động trên, đồng thời cho bé uống khoảng 25 ml nước ép trái cây (nho, mận, táo) pha loãng 2 lần/ ngày.
– Trẻ trên 6 tháng tuổi:
Các bé trên 6 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm, và mẹ nên bổ sung thêm chất xơ trong thực đơn của bé để cải thiện tình trạng táo bón tốt hơn. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ như:
– Trái mơ
– Mận khô
– Trái đào
– Trái mận
– Trái lê
– Nước ép táo
– Đậu Hà Lan
– Rau chân vịt
Lưu ý dành cho mẹ
– Chọn táo ép hay táo xay?
Cùng được chế biến từ táo, nhưng nước ép táo và táo xay lại có tác dụng hoàn toàn khác nhau. Trong khi nước ép táo có thể xoa dịu nhanh chóng chứng táo bón thì táo xay lại có tác dụng điều trị tiêu chảy và khiến táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do hàm lượng pectin khác nhau trong nước ép táo và táo xay. Nước ép táo chứa nhiều đường và chất béo nên giúp nhuận tràng hơn. Ngược lại, táo xay là nguyên phần thịt táo xay nhuyễn, chứa hàm lượng lớn pectin – chất làm cho phân của bé đặc lại và có thể dẫn đến táo bón
– Sữa công thức dễ làm trẻ bị táo bón hơn
So với sữa công thức, sữa mẹ dễ hấp thu và tiêu hóa hơn nên lượng “tàn dư” còn tích tụ lại sau mỗi cử bú sẽ nhiều hơn, dẫn đến khả năng bé bị táo bón cũng cao hơn hẳn. Đặc biệt, với những bé bú mẹ, việc không đi ngoài trong 2-3 ngày có thể xem là bình thường, không được xem là táo bón.
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài: Nhìn "sản phẩm đầu ra" chẩn bệnh
Sự đa dạng về màu sắc, đặc thù "sản phẩm" và tần suất khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài có thể làm cho mẹ căng thẳng và bị ám ảnh mỗi lần thay tã cho bé. Đừng quá lo lắng vì đôi khi Bé bị đi cũng đơn giản chỉ là cơ thể muốn đào thải "chất khó ưa" mà thôi!
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.