Học mẹ Nhật và mẹ Tây cho trẻ ăn dặm đúng cách

shape

29 Th02

Cha Mẹ TốtTh02 29, 2020

Học mẹ Nhật và mẹ Tây cho trẻ ăn dặm đúng cách

Bên cạnh phương pháp ăn dặm truyền thống, nhiều mẹ còn học hỏi cách cho con ăn dặm của mẹ Nhật và mẹ Tây. Mặc dù mỗi phương pháp đều có một cách thức thực hiện khác biệt nhưng mục đích chung đều hướng đến việc cho trẻ ăn dặm đúng cách và giúp trẻ sớm tự lập khi ăn uống. Đồng thời cũng tránh tình trạng cứ mỗi lần đến giờ ăn là như “cuộc chiến” của mẹ và bé.

Học mẹ Nhật và mẹ Tây cho trẻ ăn dặm đúng cách

Dù là ăn dặm kiểu Tây hay kiểu Nhật, tất cả đều có chung mục đích giúp bé sớm hình thành thói quen ăn uống tự lập

Cho trẻ ăn dặm đúng “chuẩn” Nhật

1. Nguyên tắc cơ bản khi cho con ăn dặm kiểu nhật

Trước khi quyết định cho tập cho con ăn dặm kiểu Nhật bạn cần nắm rõ những nguyên tắc cơ bản sau:

  • Chỉ sử dụng những thực phẩm tươi, tự nhiên như rau, củ, quả, thịt… Tuyệt đối không dùng các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp để làm nguyên liệu nấu.
  • Các mẹ Nhật thường sẽ không thêm bất cứ một loại gia vị nào khác vào thức ăn dặm của bé. Điều này giúp trẻ tập ăn nhạt và cũng rất tốt cho thận.
  • Khi mới bắt đầu tập ăn dặm thức ăn cần được chế biến từ loãng cho đến đặc và thô với tỉ lệ ban đầu là 1:10 (nghĩa là 1 gạo, 10 nước). Tỉ lệ này sẽ thay đổi khi bé lớn hơn.
  • Cho con ăn từ ít đến nhiều, không thúc ép hay bắt trẻ ăn khi mà trẻ đã không thích.
  • Các món ăn được trình bày một cách riêng lẻ, không trộn lẫn vào nhau để giúp trẻ nhận biết được mùi vị. Điều này chỉ áp dụng trong thời gian đầu của quá trình ăn dặm.

Học mẹ Nhật và mẹ Tây cho trẻ ăn dặm đúng cách

Ăn dặm kiểu Nhật: Thực đơn cho trẻ 5-6 tháng tuổi
Mỗi ngày một lần, thực đơn ăn dặm của bé sẽ bắt đầu với một muỗng nhỏ cháo loãng, sau đó sẽ tăng dần số lượng khi bé quen dần. Còn gì nữa nhỉ? Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 5-6 tháng tuổi sẽ có gì đặc biệt? Tham khảo ngay mẹ nhé!

2. Giai đoạn ăn dặm

Mẹ Nhật thường cho con ăn dặm khá sớm, bắt đầu từ khi bé 5 tháng tuổi và kết thúc quá trình này khi được 15 tháng. Trong mỗi giai đoạn, cách chế biến thức ăn sẽ khác nhau vì vậy mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn dặm đúng cách.

  • 5-6 tháng tuổi: Là giai đoạn khởi đầu của việc ăn dặm, lúc này bé chỉ mới tập làm quen với những mùi vị khác ngoài sữa. Do đó, để bé dễ tiếp nhận thức ăn cần được nấu thật loãng và có thể pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • 7-8 tháng tuổi: Thời điểm này bé đang tập dùng lưỡi để đưa thức ăn vào cổ họng vì vậy, thức ăn cần ninh mềm, nghiền nhuyễn cho dễ tan và dễ nuốt.
  • 9-11 tháng tuổi: Lúc này bé đã biết nhai trệu trạo nên mẹ hãy luyện tập khả năng này bằng cách ninh mềm thức ăn để bé có thể dùng lợi nhai. Đồng thời cắt to thức ăn khoảng 0,5cm và dài chừng 2-3cm để bé tự bốc ăn.
  • 12-15 tháng tuổi: Bé đã có nhiều răng hơn và có thể nhai thức ăn nên mẹ hãy nấu mền thức ăn sao cho bé có thể dùng răng để nhai. Khối lượng thức ăn hàng ngày cũng cần tăng lên để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, vì vậy ngoài 3 bữa chính mẹ nên cho bé ăn thêm khoảng 2 bữa phụ và uống sữa.

Học mẹ Nhật và mẹ Tây cho trẻ ăn dặm đúng cách

3 nguyên tắc an toàn khi chế biến thức ăn dặm cho bé
Không thể trang bị cho mình một nhà bếp vô trùng tuyệt đối hay một dàn máy móc khử trùng chất lượng cao, nhưng với một vài nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm sau đây, các món ăn mẹ chế biến cho bé ăn dặm sẽ an toàn và chất lượng hơn rất nhiều

Cho trẻ ăn dặm đúng cách theo kiểu Tây

Thông thường bạn sẽ thấy trẻ em các nước phương Tây rất chủ động trong vấn đề ăn uống ngay từ khi còn rất nhỏ và hầu như ăn được tất cả mọi thứ. Vậy bạn có thắc mắc làm sao mẹ Tây lại có thể dạy con được như vậy không?

Học mẹ Nhật và mẹ Tây cho trẻ ăn dặm đúng cách

Các mẹ Tây luôn cho con quyền tự quyết ngay khi bắt đầu tập ăn dặm

  • Độ tuổi thích hợp cho con bắt đầu ăn dặm là khi bé được khoảng 4-6 tháng tuổi. Các bà mẹ Phương Tây không quan tâm đến việc trẻ ăn nhiều hay ít mà chỉ quan tâm lo lắng đến cảm nhận của con về thức ăn mới.
  • Mẹ Tây luôn chủ động tìm hiểu cũng như để bé thoải mái thể hiện sở thích ăn uống của mình và không bao giờ ép trẻ ăn những thứ mà trẻ không thích.
  • Để hỗ trợ cho quá trình ăn dặm mẹ Tây cũng sắm sửa một số vật dụng cần thiết như ghế ngồi ăn cho bé, bộ dụng cụ tập ăn dặm như bát, muỗng, nĩa…
  • Đến tuổi ăn dặm bé sẽ được ngồi ăn cùng với gia đình điều này vừa tạo không khí vui vẻ vừa giúp trẻ quan sát và học hỏi cách ăn uống của người lớn. Lúc đầu có thể trẻ chỉ thích vui đùa cùng với thức ăn hơn là ăn thực sự nên mẹ phải chuẩn bị tinh thần trước để dọn dẹp “tàn cuộc” bữa ăn của con.
  • Thức ăn dặm đầu tiên mẹ Tây chuẩn bị cho con là món súp táo hoặc các loại rau củ nấu chín mềm, nghiền nhuyễn như rau chân vịt, cải xoăn, khoai lang, cà rốt, chuối, bơ… Khi đã làm quen dần mẹ sẽ chuyển sang các món thịt đã được nấu nhừ như thịt gà, thịt bò, cá bỏ xương, mì ống, đậu…
  • Bé 1 tuổi sẽ bắt đầu ăn thức ăn tương tự như của ba mẹ nhưng được nấu mềm và cắt nhỏ hơn.
  • Lúc đầu bé được mẹ đút ăn nhưng sau đó sẽ tự dùng tay để bốc. Ba mẹ sẽ hướng dẫn bé cách cầm thìa, nĩa để bé có thể tự ăn một cách độc lập.

Suy nghĩ của mẹ Tây về việc ăn dặm của bé rất thoải mái vì vậy không tự gây áp lực cho bản thân cũng như cho trẻ. Không bắt ép bé phải ăn cái này, uống cái kia, ăn ít hay ăn nhiều mà mọi thứ đều thể hiện sự tôn trọng trẻ. Luôn giúp con cảm thấy hào hứng, phấn khởi và tự mình trải nghiệm trong việc ăn uống.

Tóm lại, tùy theo phương pháp ăn dặm mẹ chọn, cách cho trẻ ăn dặm đúng cách cũng khác nhau. Hơn nữa, tùy theo sự phát triển và sở thích của bé cưng, mẹ có thể “du di” tùy theo từng trường hợp.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc