Hướng dẫn mẹ cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Mẹ nên thường xuyên rửa mũi cho bé để giúp bé phòng bệnh về đường hô hấp
Vì sức đề kháng yếu, lại cực kỳ mẫn cảm với môi trường bên ngoài, trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi, nghẹt mũi, sổ mũi.
Top những sai lầm khi trị sổ mũi cho bé
Giao mùa là khoảng thời gian rất dễ làm trẻ bị nhiễm bệnh, nhất là các bệnh về mũi. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng trị sổ mũi cho bé đúng cách, dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Những sai lầm dưới đây, mẹ nên tránh nhé!
Dịch mũi của trẻ trong những ngày đầu ủ bệnh thường trong, loãng và không nhiều. Càng về sau, dịch chảy nhiều và đặc sệt, đồng thời chuyển màu vàng hoặc xanh, có mùi tanh nếu bệnh nặng hơn do vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, dịch mũi chứa vi khuẩn chảy xuống họng, gây viêm họng hoặc chảy vào tai gây bệnh viêm tai giữa.
Để trị khỏi bệnh viêm mũi cho bé cũng như phòng bệnh khác lây lan qua đường hô hấp, mẹ nên biết cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh. Thực hiện thường xuyên, đúng chuẩn và an toàn, bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
1/ Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối
Một trong những cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh tốt nhất là rửa bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi, giúp long đờm, loãng đờm khi mũi bị viêm nặng. Mẹ có thể yên tâm với phương pháp này, bởi nước muối sinh lý rất an toàn, không gây tác dụng phụ.
Khi vệ sinh mũi cho trẻ, mẹ nên thực hiện các bước như sau:
-Giữ trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối vào sát vách lỗ mũi bé.
-Ấn nhẹ lọ nước muối khoảng 2-3 giây. Mẹ có thể dùng dạng xịt hoặc dạng nhỏ.
-Lặp lại với bên lỗ mũi còn lại. Lấy khăn xô mềm thấm lau nước muối và dịch mũi chảy ra.
-Nếu dịch mũi bé đặc sệt, mẹ có thể thực hiện thao tác hút mũi. Đợi khoảng 2-3 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi.
2/ Những lưu ý khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh
-Mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ trước khi ăn để tránh nôn trớ.
-Cố gắng rửa mũi lúc trẻ còn thức, vì khi trẻ mở miệng, nước mũi sẽ không chảy vào họng.
-Tránh dùng miệng hút mũi cho bé, vì cách này có thể vô tình làm trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp khác.
-Hạn chế rửa mũi cho trẻ bằng nước muối quá nhiều khi trẻ không có dấu hiệu bị viêm mũi. Chất nhầy trong mũi trẻ có tác dụng tạo độ ẩm tự nhiên, ngăn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Rửa mũi quá nhiều với nước muối sẽ làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ.
-Nhiều mẹ truyền nhau cách nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé để giúp bé dễ thở hơn. Cách này dễ gây bỏng, bởi niêm mạc mũi trẻ sơ sinh quá mỏng.
>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:
- Rửa mũi đúng cách cho con
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý bao nhiều lần trong ngày?
- Rửa mũi cho bé quá nhiều
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.