Infographic: Đọc vị ngôn ngữ cơ thể trẻ để chăm bé tốt hơn!

Chăm sóc bé sơ sinh sẽ dễ dàng biết bao nếu mẹ thực sự hiểu con muốn gì. Tiếng khóc hay những hành động đơn giản như ngọ nguậy, quơ tay múa chân lại ẩn chứa rất nhiều tâm tư, tình cảm. Cùng MarryBaby khám phá bé cưng đang muốn nói gì với mẹ nhé!

Share this Post:
Nuôi dạy con

Khi chăm sóc bé sơ sinh, đôi khi không thể hiểu thực sự con muốn gì, bởi giao tiếp duy nhất giữa bé và người lớn lúc này đa phần là phán đoán qua tiếng khóc. Tuy nhiên, bé còn có thể thể hiện mong muốn và nhu cầu của mình bằng rất nhiều ký hiệu khác, đặc biệt qua ngôn ngữ hình thể. Những cái lắc đầu, bàn tay quơ qua quơ lại, lưng cong, chân đạp, chắc chắn sẽ có ẩn ý gì đó. Tinh ý nhận ra những điều này, việc chăm sóc bé sơ sinh sẽ trở nên đơn giản hơn, bớt đi phần nào tiếng khóc quấy, khó chịu mỗi ngày. Mẹ đã sẵn sàng đọc vị một số ngôn ngữ cơ thể phổ biến của trẻ sơ sinh chưa, cùng tìm hiểu nhé!

Infographic: Đọc vị ngôn ngữ cơ thể trẻ để chăm bé tốt hơn!

Giải mã ngôn ngữ của trẻ sơ sinh
Bạn tự hỏi vì sao trẻ nhỏ lúc nào cũng ồn ào như vậy ư? Đó là cách mà bé giao tiếp với thế giới xung quanh khi chưa biết nói đấy. Mỗi loại âm thanh bé tạo ra đều mang một ý nghĩa riêng và chỉ cần lắng nghe, mẹ sẽ hiểu ngay "tâm sự" của con

1. Khi bé không thấy hứng thú với giờ chơi

Nhu cầu chính của bé sơ sinh trong những tháng đầu đời đa phần là ăn, ngủ và chơi. Thông thường mỗi khi ăn xong hay ngủ dậy, bé sẽ dành thời gian để chơi cùng ba mẹ, chơi đồ chơi hay đơn giản là tự chơi một mình. Tuy nhiên, đừng rập khuôn thói quen cố định này hay thắc mắc tại sao hôm nay bé không hứng thú với thời gian chơi như mọi ngày sau giờ ăn? Có thể bé đang cần được dỗ dành, bé muốn bế đi vòng quanh, bé khó chịu ở đâu đó, vì vậy, mẹ nên để ý một số hành động điển hình sau để chăm sóc bé sơ sinh tốt hơn nhé!

Infographic: Đọc vị ngôn ngữ cơ thể trẻ để chăm bé tốt hơn!

Hành động điển hình của trẻ sơ sinh mỗi khi không muốn chơi đùa

2. Khi bé muốn măm măm lắm rồi!

Trẻ sơ sinh lớn rất nhanh, nhu cầu thu nạp dinh dưỡng vì thế tăng theo về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng đủ năng lượng phát triển. Mẹ có biết trong tuần đầu mới sinh, dạ dày của bé chỉ dung nạp 7ml sữa, nhưng chưa đầy 1 tuần sau đó, lượng sữa bé cần đã tăng lên gấp 8 lần. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị tinh thần về nhu cầu ăn uống tăng dần đều của bé. Có thể tuần này bé ăn 6 lần sữa/ngày, sang tuần sau mỗi ngày phải măm 8 lần. Nếu không đáp ứng đủ, dĩ nhiên bé sẽ trở nên rất khó chiều đấy. Để chăm sóc bé sơ sinh chuẩn toàn diện, mẹ đừng bỏ qua những bật mí về ngôn ngữ cơ thể trẻ mỗi khi đòi ăn như sau:

Infographic: Đọc vị ngôn ngữ cơ thể trẻ để chăm bé tốt hơn!

Phát hiện ngay lúc bé đói để đáp ứng, chớ để quá lâu kẻo khó chiều lắm mẹ ơi!

3. Khi bé muốn được nâng niu, dỗ dành

Ngoan cũng có lúc ngoan lắm, cũng biết tự lập và chơi một mình, nhưng con vẫn rất cần sự dỗ dành, yêu chiều từ ba mẹ. Dù sao thì “người ta” vẫn còn bé xíu mà, nhất là mỗi khi khó ở, lại cần vô cùng sự quan tâm từ mẹ đấy. Nếu phát hiện con có những dấu hiệu sau, mẹ dành thời gian âu yếm con chút nhé, đảm bảo con sẽ ngoan hiền lại ngay.

Infographic: Đọc vị ngôn ngữ cơ thể trẻ để chăm bé tốt hơn!

Nũng nịu với ba mẹ là đặc quyền trong những năm đầu đời của bé, mẹ đừng bỏ qua nhé!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: