Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sơ sinh: Bé 6 tháng tuổi

shape

30 Th09

Martin NguyenTh09 30, 2019

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sơ sinh: Bé 6 tháng tuổi

Mẹ cần lưu tâm vấn đề sức khỏe nào của bé giai đoạn 6 tháng tuổi?
Trong lần khám sức khỏe định kỳ cho bé 6 tháng tuổi, bác sĩ có thể kiểm tra những vấn đề sau:

  • Cân nặng và số đo của con bạn để chắc rằng bé đang phát triển khỏe mạnh, tốc độ phát triển đều đặn. Nếu một trong những chỉ số đó thay đổi một chút, đừng lo lắng, bé chỉ đang dần ổn định theo nhịp phát triển riêng.
  • Kiểm tra nhịp tim và hô hấp của bé.
  • Kiểm tra các biểu hiện mắt và tai của bé.
  • Số đo kích cỡ đầu để đánh dấu sự phát triển của não bé.
  • Chích ngừa mũi miễn dịch tổng thể tiếp theo cho bé (một số loại vắc-xin nên chích ngừa cho bé: chủng ngừa bệnh sởi, bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt; viêm màng não mủ, viêm phổi… do Hib). Cũng đã đến lúc cho bé uống vắc-xin ngừa cúm nếu đang là mùa cảm cúm.
  • Đề cập đến bất kỳ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe, bao gồm cả cách làm sao để xử lý cảm lạnh và tiêu chảy nhẹ.
  • Thảo luận về những vấn đề an toàn cho bé trong giai đoạn này trước khi bé biết bò, và kiểm soát những chất độc hại gần tầm tay của bé.
  • Tìm hiểu sự phát triển của bé, tính khí và biểu hiện của bé.
  • Lên kế hoạch tập cho bé thói quen ngủ suốt đêm.

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sơ sinh: Bé 6 tháng tuổi

Trong lần khám sức khỏe định kỳ khi bé 6 tháng tuổi, bác sĩ sẽ muốn biết về khả năng vận động của con bạn

Chuẩn bị cho những câu hỏi của bác sĩ trước khi khám sức khỏe định kỳ:

  • Giấc ngủ của bé như thế nào? Ở tháng tuổi thứ 6, con bạn hầu như sẽ ngủ khoảng 14 đến 15 tiếng mỗi ngày.
  • Bé đã sẵn sàng ăn dặm? Từ 4 đến 6 tháng tuổi là giai đoạn nên tập cho bé ăn dặm. Ngũ cốc mềm là thức ăn dặm bước đầu cho bé. Bác sĩ có thể gợi ý cho bạn cách bắt đầu cho bé tập ăn dặm. Đề cập đến bất kỳ biểu hiện dị ứng thực phẩm nào mà thành viên trong gia đình bạn đã gặp phải. Ngoài ra, nếu bạn đang tập cho bé ăn dặm mà bé không chịu ăn hoặc thường đùn thức ăn ra, nên trao đổi với bác sĩ.
  • Vấn đề tiêu hóa của bé thế nào? Khi con bạn bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé sẽ phải hoạt động nhiều hơn và phân sẽ nặng mùi hơn. Tổng thể, phân của bé cũng vẫn khá mềm. Phân khô hay vón cục là dấu hiệu của mất nước hoặc táo bón. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn lưu ý lại vấn đề này.
  • Bé có thể lật mình hoặc ngồi vững? Vào tháng tuổi thứ 6, nhiều bé đã có thể lật cả hai chiều (từ nằm sấp chuyển sang nằm ngửa và ngược lại). Bé cũng đã có thể ngồi vững mà không cần ai phải giữ, mặc dù một số bé cần thêm chút thời gian để thành thục kỹ năng này. Nếu con bạn chưa biết cách lật dù chỉ theo một chiều, hãy nói với bác sĩ.
  • Bé đã bắt đầu mọc răng chưa? Một số bé bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên sớm nhất vào tháng thứ 6, thậm chí còn sớm hơn. Khi răng bắt đầu nhú lên, bé có thể bị đau hoặc sốt do sưng nướu. Bác sĩ có thể sẽ đề xuất cho bạn cách làm dịu nướu bé. Khi thấy được chiếc răng đầu tiên nhú lên, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cho bé uống nước có chứa fluor để bảo vệ răng cho bé.
  • Những âm thanh đáng yêu của bé? Quá trình phát triển khả năng ngôn ngữ của bé bao gồm các tiếng bập bẹ, tiếng hò hét, và thậm chí cả tiếng cười, bắt chước, và ho. Bé cũng đã có thể bập bẹ những âm tiết như “ba”, “da”, hoặc “ma”. Nếu bé không phát triển thêm kỹ năng ngôn ngữ, hoặc không nói như trước, lưu ý với bác sĩ.
  • Bé có hứng thú với thế giới xung quanh? Cho đến giờ, bé đã thuần thục với những hoạt động “khám phá thế giới”, đưa mọi vật vào miệng ngậm hoặc đạp xuống sàn, tháo rời hoặc quăng ném các vật. Lưu ý với bác sĩ nếu bé trông có vẻ không mấy hứng thú với đồ chơi hoặc những thứ xung quanh.
  • Các kỹ năng vận động của bé phát triển như thế nào?
  • Kỹ năng vận động tinh: Bé có thể sẽ với tay và chộp lấy các vật. Bé cũng có thể sẽ sử dụng tay “quờ qua quờ lại” những gì đang hướng về phía bé và chuyển các vật từ tay này qua tay kia.
  • Kỹ năng vận động thô: Bé đã có thể dùng sức đôi chân để đứng lên khi bạn kéo bé đứng dậy. Đôi chân hơi cong và bước những bước vòng quanh, thay vì bước thẳng, là dấu hiệu bình thường ở tuổi này. Nếu bé di chuyển thiên về một chân, dường như nghiêng về một bên khi bé di chuyển, hoặc có khuynh hướng chỉ dùng một tay, hãy nói cho bác sĩ biết.
  • Bạn có lưu ý bất kỳ điểm bất thường nào về mắt hay cách bé nhìn mọi vật? Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra cấu trúc, sự liên kết của mắt và khả năng dịch chuyển đúng của mắt trẻ. 6 tháng tuổi, bé đã có thể kiểm soát chuyển động của mắt và không nên để bé nhìn xéo quá lâu.
  • Thính giác của bé như thế nào? Nếu bé không hướng về phía các âm thanh, hãy đề cập với bác sĩ. Càng phát hiện sớm các bất thường về khả năng nghe của bé, vấn đề này càng sớm có phương án điều trị và được xử lý tốt hơn.

Kỹ năng vận động tinh và vận động thô là gì?
Kỹ năng vận động được chia làm hai nhóm, kỹ năng vận động tinh và kỹ năng vận động thô:
Kỹ năng vận động thô (gross motor skills): Là sự phát triển và phối hợp của các nhóm cơ lớn của cơ thể trẻ, bao gồm khả năng lăn, bò trườn, xoay cơ thể, đi, chạy, đá chân, ném, vung tay, kéo, đẩy, leo trèo… Trẻ phát triển kỹ năng vận động thô trước kỹ năng vận động tinh.
Kỹ năng vận động tinh (fine motor skills): Là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay như cầm nắm đồ chơi, xoay, vặn, siết… Kỹ năng vận động tinh là cơ sở để trẻ phát triển khả năng nghệ thuật của đôi tay sau này.

Bạn có thể tải mẫu câu hỏi tại đây

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc