Khi nào cần đưa con đi khám bác sĩ? (Phần 1)

shape

31 Th10

Julia PhạmTh10 31, 2019

Khi nào cần đưa con đi khám bác sĩ? (Phần 1)

1. Bé con 2 tháng tuổi của bạn sốt 38 độ. Bạn nên:
a. Cho bé uống thuốc hạ sốt acetaminophen.
b. Gọi cho bác sĩ ngay lập tức.
c. Không làm gì cả. Cơn sốt sẽ tự hết.

Đáp án đúng là b. Nếu bé của bạn dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ cao hơn 38 độ, hãy gọi ngay cho bác sĩ bởi vì nó có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng. Khoan cho bé uống hạ sốt cho tới khi có kết luận của bác sĩ.

2. Bé 9 tháng tuổi đi phân lỏng và nôn ói một vài lần. Bạn nên làm gì đầu tiên?
a. Gọi cho bác sĩ.
b. Cho bé uống nước gừng để giữ bé khỏi bị mất nước.
c. Cho bé uống dung dịch điện giải để bổ sung nước và muối.

Đáp án là a. Bé có thể nhanh chóng bị mất nước nghiêm trọng nên nếu bé bị tiêu chảy và nôn hết sữa đã uống ra ngoài, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Bác sĩ có thể cần khám trực tiếp để xác định tình trạng cụ thể của bé. Nếu bé bị mất nước nhẹ, có thể bác sĩ sẽ cho bé bổ sung dung dịch điện giải để cung cấp nước và muối mà cơ thể đã bị mất. Đừng bao giờ cho bé uống nước gừng hay bất kì loại soda nào trong khi bé bị tiêu chảy hay nôn ói vì điều này có thể làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn.

3. Bé con 4 tháng tuổi bị sổ mũi và khó ngủ. Bạn nên:
a. Sử dụng bình xịt mũi để giảm sự tắc nghẽn trong mũi bé.
b. Nhỏ vào mũi của bé dung dịch muối để làm lỏng chất nhầy rồi sử dụng một ống hút mũi để lấy chất nhầy ra khỏi mũi của bé.
c. Sử dụng thuốc thông mũi.
d. Gọi bác sĩ để được kê đơn thuốc kháng sinh.

Đáp án là b. Nhỏ vào mũi bé dung dịch muối để làm lỏng chất nhầy và hút nó ra bằng ống hút mũi cho trẻ nhỏ. Không bao giờ sử dụng bình xịt mũi cho bé trừ khi có ý kiến của bác sĩ. Bình xịt có thể có hiệu quả tức thời nhưng để lại tác dụng phụ về sau. Bệnh cảm lạnh gây ra bởi virus, không phải bởi vi khuẩn, do đó thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại căn bệnh này.

Khi nào cần đưa con đi khám bác sĩ? (Phần 1)

Ba mẹ có thể lúng túng không biết lúc nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ

4. Bé con 6 tháng tuổi ngã từ bàn ăn và đập đầu xuống sàn. Bé khóc lớn nhưng không chảy máu mà chỉ bị u đầu. Bé bình tĩnh sau một vài phút và có vẻ như không sao. Bạn nên làm gì?
a. Nhảy lên xe và chạy thẳng đến phòng cấp cứu.
b. Để mắt đến bé trong vài ngày tới.
c. Giữ cho bé không được ngủ.

Đáp án đúng là b. Nếu bé không chảy máu, không bị mất ý thức và trở về trạng thái bình thường, bạn không cần phải gọi bác sĩ ngay. Chườm đá lên chỗ sưng để xoa dịu vết thương và để mắt đến bé trong một hai ngày sau đó. Gọi ngay cho bác sĩ khoa nhi nếu thấy bất kì dấu hiệu nào cho thấy đầu bé có thể bị tổn thương nghiêm trọng:
• Nôn ói.
• Buồn ngủ bất thường hoặc trở nên cực kì khó chịu.
• Bé bị yếu đi hoặc có vấn đề với sự phối hợp các giác quan, có vấn đề về thị giác hoặc giao tiếp bằng lời nói.

5. Bé 11 tháng tuổi thức giấc giữa đêm và ho liên tục. Bạn nên làm gì trước tiên?
a. Cho bé ho trong phòng tắm.
b. Để bé tiếp tục ho.
c. Gọi cho bác sĩ.

Đáp án đúng là c. Bé của bạn có thể đã bị bệnh về thanh quản, bị nhiễm virus ….. Nếu bé có dấu hiệu thở nặng nhọc hay khò khè, bạn nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Còn nếu bé phải cố gắng để thở và chảy nước dãi hoặc môi tím tái, cần gọi ngay xe cấp cứu.

Bên cạnh đó, không khí ẩm có thể giúp xoa dịu khí quản bị sưng, do đó nên đưa bé của bạn vào phòng tắm ẩm hơi nóng trong khoảng từ 15-20 phút. Bạn có thể xả nước nóng trong phòng tắm một lúc để tạo độ ẩm. (còn tiếp)

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc