Kích thích vị giác cho bé trong 10 bước

shape

01 Th01

Cha Mẹ TốtTh01 01, 2020

Kích thích vị giác cho bé trong 10 bước

Mẹ hãy học theo những cách sau để kích thích vị giác của bé, vì phương pháp này không chỉ quan trọng với sự phát triển của bé mà còn giúp mẹ cân bằng dinh dưỡng một cách tốt nhất trong thực đơn ăn uống cả hai mẹ con đấy!

1/ Phát triển vị giác bằng thai giáo

Vị giác của trẻ sơ sinh đã hoàn thiện ngay khi ở tuần thai 13 -16, vì thế, trẻ đã có thể nếm được mùi vị ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Nước ối bao quanh bé luôn bị ảnh hưởng bởi các loại thực phẩm mà bạn ăn vào và khi nuốt chất lỏng này, bé đã được tiếp xúc với những hương vị khác nhau. Việc phát triển cảm nhận vị giác cho bé nên được thực hiện ngay từ khi mang thai, thế nên, mẹ cần kích thích vị giác của bé ở giai đoạn này bằng cách ăn một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng đầy đủ các hương vị khác nhau.

Kích thích vị giác cho bé trong 10 bước

Bằng cách lựa chọn thực phẩm cho mình mẹ bầu cũng đang gián tiếp dạy cho bé những bài học đầu tiên về vị giác

2/ Sữa mẹ cũng giúp kích thích vị giác của trẻ

Khi chào đời, bé cưng tiếp tục khám phá vị giác của mình thông qua hương vị sữa của mẹ. Sữa mẹ có thơm ngon, bổ dưỡng với trẻ hay không cũng có sự phụ thuộc vào thực phẩm mà người mẹ sử dụng trong thời gian cho con bú. Do đó, em bé sẽ dựa trên những món ăn ưa thích của bạn để đánh thức vị giác. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những hương vị khác nhau trong sữa mẹ có thể tác động tích cực đến vị giác của bé và làm cho bé cởi mở hơn với việc ăn đa dạng các loại thực phẩm khi bước qua thời kỳ ăn dặm.

3/ “Giới thiệu” cho trẻ nếm các loại gia vị từ sớm

Để kích thích vị giác nên để cho bé nếm, thử nhiều mùi vị khác nhau. Vì nếu được làm từ sớm, bé có thể có ăn tất cả các loại thực phẩm này một cách dễ dàng trong tương lai. Nguyên nhân là vì bé có xu hướng thích các loại thực phẩm mà bé đã quen thuộc khi còn bé. Ngay khi có thể, mẹ cho bé nếm vị ngọt, chua, mặn, đắng thậm chí là cay, … bé sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi được nếm tất cả các vị như người lớn đấy! Và lưu ý, mẹ chỉ cần cho bé nếm, chứ không bắt bé ăn nhé!

4/ Thức ăn đầu tiên nên có vị ngọt

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh thích nếm vị ngọt, giống như vị sữa mẹ và không có mấy cảm tình với vị đắng hay chua. Chính vì vậy, khi bắt đầu ăn dặm, sẽ dễ dàng hơn nếu cho bé thử các loại củ quả xay nhuyễn có hương vị ngọt ngào. Sau đó, dần dần cho bé tiếp xúc những hương vị mới để bé có thể phát triển sở thích ăn uống đa dạng sau này.

5/ Thực đơn ăn dặm đa dạng

Theo thời gian, cần cho bé tiếp xúc với nhiều thực phẩm với mùi vị và cả kết cấu khác nhau để “bộ nhớ” vị giác trở nên phong phú. Không nên quá nuông chiều và nuôi dưỡng sở thích của bé sơ sinh, nếu không sau này bé vẫn sẽ không thích và không cảm nhận được các hương vị khác. Mẹ cần tập cho bé làm quen với các loại hương vị khác nhau thông qua việc thay đổi các món ăn cho bé để bé thưởng thức những hương vị khác nhau trong khẩu phần ăn của bé.

Để hỗ trợ phát triển vị giác của bé, hãy tạo ra một môi trường an toàn cho bé trải nghiệm những hương vị mới. Hãy theo dõi những gì con bạn ăn vào và nên lưu ý trường hợp các thành viên trong gia đình có thể cho bé ăn những loại thực phẩm không phù hợp với tuổi của bé.

6/ Cho trẻ “ chơi” với thức ăn

Có thể mọi thứ sẽ hơi lộn xộn nhưng việc tập cho bé tự ăn là rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Mẹ hoàn toàn có thể “biến” bữa ăn của bé thành một buổi học không những phát triển vị giác mà còn các giác quan khác nữa đấy! Chơi với thức ăn như mút 1 thanh cà rốt, liếm một mẩu bánh nhỏ là trải nghiệm đầy hứng thú cho trẻ, đồng thời là 1 bài học đơn giản và cực kỳ an toàn, miễn sao mẹ phải luôn để mắt đến.

Kích thích vị giác cho bé trong 10 bước

Trò chơi cho bé từ 8 tháng tuổi: Nghệ thuật trên ghế ăn
Sẽ có những ngày bé nhà bạn khăng khăng muốn chơi với thức ăn của mình. Thay vì khó chịu với hành động này của con, tại sao mẹ không giúp bé “tận hưởng” trò chơi mới lạ bằng chính khay thức ăn đấy. Hãy cùng con tham gia vào lớp học “nghệ thuật trên ghế ăn”, mẹ nhé!

7/ Cho trẻ ăn bốc với nhiều hình dạng, kết cấu thức ăn khác nhau

Việc mẹ cung cấp cho bé những thức ăn có hình dạng và kích cỡ phù hợp để bé có thể cầm lấy và tự đút cho mình bằng các ngón tay cũng là phương pháp phát triển các các quan của bé, trong đó có vị giác. Bạn cũng không cần phải trì hoãn việc bé ăn bốc những món thô này cho đến khi xuất hiện những chiếc răng sữa đầu tiên đâu nhé! Việc ăn bốc sẽ giúp bé khám phá những vị đặc biệt, bắt đầu nhận biết thức ăn mà mình thấy đồng thời cảm giác về độ thô mịn, phát triển kỹ năng nhai cũng như việc phối hợp giữa tay và mắt. Chỉ lưu ý mẹ hãy giới thiệu từ từ từng hình dạng và kết cấu thực phẩm khác nhau theo đúng độ tuổi của bé.

8/ Nói không với muối và đường

Mẹ hãy tránh nêm muối và đường tinh chế vào thức ăn của bé. Bởi đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những người có chức năng thận chưa “trưởng thành”, bổ sung nhiều muối sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng “quá tải” gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Còn nếu cho bé ăn quá nhiều đường hoặc ăn quá nhiều thực phẩm ngọt …, nguy cơ béo phì và tiểu đường của trẻ sẽ cao hơn hẳn và nguy cơ sâu răng ở trẻ cũng sẽ tăng lên gấp 3 lần.

9/ Làm gương cho trẻ

Trẻ con rất thích bắt chước người lớn, đặc biệt là trong ăn uống vì vậy nếu muốn trẻ ăn một hương vị nào đó thì bạn phải là người tỏ ra thích nó hoặc ít nhất thì cũng không chê bai nó trước mặt trẻ.

10/ Tôn trọng và kiên trì khi cho trẻ thử hương vị mới

Đối với những hương vị mới bạn không ép trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc mà cho trẻ ăn dần dần kể cả khi trẻ đã quen thì cũng không cho trẻ ăn quá nhiều vì sẽ làm trẻ ngán món ăn. Trẻ con rất thích ăn những món ăn bắt mắt vì vậy đối với những hương vị mới mà bạn muốn cung cấp cho trẻ thì bạn cần trình bày thật đẹp mắt và luôn khích lệ để trẻ hứng thú thử món. Đừng nản chí nếu bé dường như chỉ thích một hoặc hai loại thực phẩm. Bằng cách liên tục cho bé ăn các loại thực phẩm có nhiều mùi và vị, bạn đang gửi thông điệp rằng những loại thực phẩm đó luôn sẵn sàng cho bé – và bạn sẽ ngạc nhiên khi bé quyết định thử một món mới.

Kích thích vị giác cho bé trong 10 bước

Bé cưng có đang "quá tải" muối, đường?
Tùy vào khẩu vị của từng người, nhưng nhìn chung, khi nấu ăn hầu hết mẹ nào cũng "ngẫu hứng" với một chút đường, muối, bột nêm... Việc làm tưởng chừng như vô hại này thực tế lại đang gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé yêu, nhất là với các bé dưới 1 tuổi

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Giáo dục sớm cho trẻ giai đoạn 0-3 tháng
  • Giáo dục sớm cho trẻ Giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi

 

 

 

 

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc