Kinh nghiệm xử lý "khủng hoảng tuổi lên 2

shape

31 Th01

Cha Mẹ TốtTh01 31, 2020

Kinh nghiệm xử lý "khủng hoảng tuổi lên 2

Cụm từ “khủng hoảng tuổi lên 2” được dùng để chỉ những thay đổi xảy ra trong giai đoạn từ 18 tháng đến 3 tuổi. Tâm trạng lúc nắng lúc mưa, hành động mang hơi hướm “bạo lực” như đấm đá, cắn, cấu, la hét, ăn vạ… là những chuyện thường ngày ở các bé trong lứa tuổi này. Tuy mẹ không thể mong đợi sự biến đổi tích cực chỉ sau một đêm, nhưng việc kiên nhẫn duy trì các nguyên tắc sẽ giúp bé biết đâu là ranh giới cần thiết để phát triển những thói quen tốt.

Kinh nghiệm xử lý "khủng hoảng tuổi lên 2"

Khủng hoảng tuổi lên 2 là khoảng thời gian “kinh khủng” với nhiều ba mẹ

1/ Phớt lờ khi cần thiết
“Màn diễn” mè nheo, khóc lóc hay giận dữ của bé sẽ tự động chấm dứt khi không có khán giả. Tuy nhiên, nếu bé có những hành động như cắn hay đánh người khác thì bạn cần phải can thiệp. Cần chỉ cho bé biết con có quyền biểu lộ cảm xúc, nhưng không thể bằng cách làm đau người khác.

2/ Luôn giữ bình tĩnh
Bạn chính là tấm gương đầu tiên của con trẻ. Vì vậy, đừng tức giận la mắng, đánh con hay cười nhạo bé. Hãy nói chuyện một cách thật điềm tĩnh. Đừng cố hét lớn hơn bé khi con đang mở hết âm lượng của mình. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm, nếu bé biết bạn đã bị đẩy đến giới hạn, bé sẽ tiếp tục lập lại những hành động của mình như một cách thách thức.

3/ Cố gắng tìm nguyên nhân đích thực
Khi bé mệt, đói, buồn chán hay quá phấn khích, những hành vi quá đà sẽ xảy ra. Đừng vội quở trách con mà hãy tìm nguyên nhân thưc sự đằng sau.

4/ Chuyển hướng
Dù bé đang nóng giận và tỏ ra quyết tâm thể hiện mình, bạn vẫn có thể khiến con chuyển sự chú ý sang một trò chơi hay hoạt động thú vị nào đó. Nên nhớ, việc chuyển con sang một hoạt động vui chơi hay tìm hiểu như lội nước, đắp cát sẽ tốt hơn sử dụng kẹo ngọt hay hứa hẹn về một phần quà nào đó.

5/ Sắp xếp thời gian biểu hợp lý
Bạn có nhận ra điều này không? Rằng các con luôn thích làm ầm ĩ khi bạn cần tập trung cho một công việc nào đó? Để thay đổi tình thế, bạn nên tránh làm việc riêng khi con đói, mệt hay cần được dỗ ngủ. Khi bé bị bệnh cũng vậy, hầu như bạn sẽ chẳng thể mở mail hay soạn thảo văn bản vì con sẽ luôn “bám” lấy. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị trước bằng cách nói với bé mình sẽ chuẩn bị rời đi, bạn mong bé sẽ chơi đồ chơi một mình trong khoảng 30 phút… để con học được cách tôn trọng sự riêng tư của ba mẹ.

6/ Khen chê đúng lúc
Lời khen có tác dụng rất tích cực với trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn cần đưa ra lời khen khi bé đã thể hiện thái độ và hành động tốt. Bên cạnh đó, nên dành thời gian trong ngày để chỉ cho bé những hành động chưa tốt và hướng sửa đổi. Không nên quá nặng lời khi nhận xét bé đang làm những gì chưa tốt.

7/ Dứt khoát và rõ ràng
Hành động của trẻ nhỏ thay đổi liên tục. nên bạn cần nhắc nhở con ngay khi có thể. Khi những hành động đã bước vào giai đoạn thoái trào, bé sẽ trở lại bình thường như chưa từng có gì xảy ra. Đối với bạn cũng vậy, khi đã nhắc nhở hành vi xấu của con và bé đã ghi nhớ, đừng tiếp tục lặp lại mà hãy tiếp tục tận hưởng cuộc sống cùng con yêu của mình.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc