Kỹ năng xã hội: Nền tảng cho sự thành công của trẻ

Ngoài trí thông minh, các kỹ năng xã hội cũng là một trong những nhân tố quan trọng cần phát huy nếu bạn muốn bé cưng thành công hơn trong cuộc sống sau này. Tuy nhiên, hầu hết các bậc phụ huynh thường tập trung đầu tư cho trí não của bé hơn là giúp con phát triển kỹ năng xã hội của mình

Share this Post:
Nuôi dạy con

Trong quá trình phát triển, trẻ em luôn không ngừng học hỏi về thế giới và cách hòa hợp với những bạn nhỏ xung quanh mình. Chính mong muốn được kết nối, được thấu hiểu là động lực mạnh mẽ để bé học hỏi và có thể tự tin để thử những điều mới mẻ.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý, sự phát triển cảm xúc của trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển kỹ năng xã hội của bé. Khi trẻ học được cách kiềm chế cảm xúc, bé cũng học được khả năng giải quyết vấn đề và quá trình chơi đùa của bé với những nhóc xung quanh cũng suôn sẽ hơn. Tương tự, những bé có thể hiểu được cảm xúc của người khác sẽ có khả năng cảm thông và nhường nhịn tốt hơn trong khi chơi.

Bên cạnh sự phát triển cảm xúc, theo ý kiến của nhiều chuyên gia tâm lý, cha mẹ cũng là một trong những vai trò quan trọng, không thể thiếu trong quá trình trẻ phát triển các kỹ năng xã hội. Bé sẽ quan sát và học hỏi từ đó phát triển những kỹ năng của mình nhờ cách tương tác của bạn với những người xung quanh.

Kỹ năng xã hội: Nền tảng cho sự thành công của trẻ

Những kỹ năng xã hội sẽ hỗ trợ rất nhiều trong cuộc sống của bé sau này

Làm gì để giúp con phát triển các kỹ năng xã hội?

– Để nuôi dưỡng lòng cảm thông và phát triển những chuẩn mực đạo đức cơ bản cho bé, trước tiên, mẹ nên dạy con về ý thức cộng đồng, về những ảnh hưởng mà bé có thể ảnh hưởng của hành vi của trẻ đến những người xung quanh.

– Làm gương cho bé: Nếu nhận thấy bé cưng có cách cư xử không tốt, việc đầu tiên mẹ cần làm là xem xét lại hành vi của những người lớn trong gia đình. Rất có thể, chính bạn đang trở thành một tấm gương xấu cho bé. Trẻ em rất dễ bắt chước những cử chỉ, lời nói của bố mẹ và người thân. Vì vậy, muốn con cư xử tốt, bạn phải là người đi tiên phong.

– Khuyến khích bé làm việc nhà mỗi ngày, và tất nhiên, đừng quên nhận lời khi bé cần sự trợ giúp từ mẹ.

– Giúp bé phát triển những suy nghĩ tích cực về bản thân và khả năng của mình. Lòng tự trọng có ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng phát triển về mặt xã hội của trẻ.

– Mẹ nên áp dụng những hình phạt khi trẻ làm sai, và tất nhiên, không thể thiếu những lời khen ngợi, hay những món quà mỗi khi bé cư xử đúng.

– Khuyến khích trẻ tham gia các hội nhóm

– Dạy bé cách chờ đợi và làm theo những quy tắc sẵn có

– Tạo nhiều cơ hội cho bé vui chơi với các bạn đồng trang lứa

Kỹ năng xã hội: Nền tảng cho sự thành công của trẻ

Trẻ mẫu giáo: Những kỹ năng cơ bản cần có (p.1)
Lứa tuổi mẫu giáo là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển cảm xúc của trẻ. Cũng trong giai đoạn này, nền tảng của sự tự tin và lòng tự trọng bắt đầu được hình thành. Chính trẻ sẽ nhận ra bản thân có những khả năng đang phát triển một cách nhanh chóng.

Lưu ý dành cho mẹ

Tùy độ tuổi, sự giáo dục và tính cách, quá trình phát triển kỹ năng xã hội của từng bé cũng sẽ có sự khác nhau. Chẳng hạn, có những bé dễ dàng kết bạn nhưng cũng có những bé khó làm quen bạn mới. Có trẻ nhút nhát nhưng cũng không thiếu những trẻ dạn dĩ khi tiếp xúc với môi trường mới. Do đó, mẹ đừng nên so sánh hoặc tỏ ra gay gắt nếu như bé có vẻ “hơi chậm” so với những bé khác cũng trang lứa. Chỉ là con đang có nhịp độ phát triển của riêng mình mà thôi.

Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên thường xuyên quan sát hành động cũng như cách ứng xử của bé khi gặp những tình huống khác nhau. Bé có cần sự hỗ trợ để hòa nhập? Bé có cảm thấy tự tin? Khi xử lý tình huống, bé có xu hướng phát triển khả năng nào vượt trội? Dựa trên những quan sát của mình, mẹ có thể từ từ giúp con phát triển những mặt hạn chế. Giống như quá trình tập đi, tập nói, những kỹ năng xã hội của bé cũng cần có sự hỗ trợ, và được thực hành nhiều lần.

Kỹ năng xã hội: Nền tảng cho sự thành công của trẻ

10 trò chơi giúp bé phát triển kỹ năng
Mẹ cảm thấy buồn bực vì nhóc 5 tuổi nhà mình suốt ngày chỉ lo chơi, không lo "ôn luyện bài vở" để chuẩn bị năm sau vào lớp 1? Đừng quá lo lắng mẹ nhé! Nếu biết cách, mẹ có thể giúp con học hỏi và phát triển những kỹ năng của mình thông qua những trò chơi hàng ngày của bé

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Dấu hiệu cho thấy bé bị chậm phát triển về mặt xã hội và nhận thức
  • Giao tiếp với bạn bè, không đơn giản

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: