Làm gì khi bé tức giận?

shape

31 Th10

Julia PhạmTh10 31, 2019

Làm gì khi bé tức giận?

Nếu như bé có nhiều hơn 3 cơn giận dữ mỗi ngày hoặc mỗi cơn giận kéo dài hơn 15 phút, mẹ nên kiểm tra lại lịch ăn ngủ hàng ngày của bé. Bởi khi đói bụng, bé rất hay dễ nổi giận. Còn nếu cơn giận của bé đến từ những nguyên nhân khác, mẹ có thể thử những cách dưới đây để làm dịu lại cơn giận của bé.

Đánh lạc hướng

Đối với bé 2-3 tuổi, khả năng nhớ và tập trung của bé không cao, bé có thể hoàn toàn quên ngay cơn tức giận của mình khi có một thứ gì đó đáng chú ý hơn. Nếu đang ở ngoài đường, có rất nhiều thứ có thể giúp phân tán sự chú ý của bé. Còn nếu đang ở nhà, mẹ có thể cùng bé xem TV hay những cuốn truyện thú vị…

Làm gì khi bé tức giận?

Mẹ nên bình tĩnh khi đối mặt với những cơn giận của bé.

Cũng có khi, nguyên nhân khiến bé tức giận là do đòi mua một món đồ chơi nhưng không được. Mẹ không thể kỳ vọng bé đi ngang qua một cửa hàng đồ chơi mà không mè nheo đòi mua bất cứ thứ gì. Thật ra nếu không nhìn thấy thì bé sẽ không đòi. Vậy nên mẹ có thể đánh lạc hướng bé bằng những cửa hàng quần áo hay ăn uống, cùng bé chọn những thứ trong gian hàng đó. Chỉ nên ghé qua những gian hàng đồ chơi khi mẹ đang có ý định mua thêm đồ chơi cho con.

>>> Xem thêm: Bí quyết giúp trẻ kiểm soát cơn giận

Không nói chuyện và lờ bé đi

Một số bé không chấp nhận thỏa hiệp, nếu muốn cái gì, bé thường đòi cho bằng được. Thậm chí, bé còn khóc lóc, giận dỗi, đôi khi còn nằm ra “ăn vạ” nữa. Đối phó với những bé như thế này, mẹ cần phải hết sức kiên quyết. Không nên hùa theo những yêu cầu vô lý của bé vì nếu bạn đồng ý một lần, nguy cơ có lần thứ hai là hết sức cao.

>>> Xem thêm: Có nên quá nuông chiều một đứa bé không

Những trường hợp như vậy, đầu tiên mẹ nên cho bé thấy thái độ cứng rắn của mình. Nói cho bé biết rằng, hành động bé đang làm là không tốt và bạn sẽ không chiều theo những yêu cầu vô lý của bé. Cứ lờ bé đi và để mặc bé khóc lóc. Nếu bé muốn đến gần mẹ, nói với bé rằng, bạn sẽ chỉ chơi với bé nếu như bé nín khóc. Lúc bé hết khóc cũng là lúc hai mẹ con nên nói về những vấn đề của mình.

Nói chuyện với bé

Nguyên nhân tức giận của bé có rất nhiều, quan trọng là mẹ hiểu được vì sao bé nổi giận. Một trong những cách giúp bé nguôi ngoai cơn giận là ôm chặt và dỗ dành bé. Nói cho bé biết bạn hiểu những cảm xúc của bé và khuyến khích bé nói ra nguyên nhân tức giận của mình, nói cho bạn biết những cảm xúc của bé.

Khi đối mặt với những cơn giận của bé, điều quan trọng nhất là mẹ phải giữ cho bản thân mình bình tĩnh. Nếu ngay cả bạn cũng mất kiềm chế thì sự việc sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Đặc biệt, mẹ cũng nên lưu ý, việc la mắng bé trong những lúc như vầy thường không đạt được kết quả bạn mong muốn mà chỉ là mọi việc khó khăn hơn mà thôi. Nếu cảm thấy “muốn nổ tung”, vài cái hít thở sâu có thể giúp mẹ bình tĩnh lại.

MarryBaby

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc