Làm gì khi con trẻ nói dối?

shape

31 Th10

Cha Mẹ TốtTh10 31, 2019

Làm gì khi con trẻ nói dối?

Dấu hiệu trẻ nói dối

Nhận diện trẻ nói dối không khó. Theo kinh nghiệm của các bà mẹ hay chuyên gia tâm lý trẻ em, khi nói dối, trẻ thường sợ bị người lớn phát hiện nên dẫn tới những cử chỉ, trạng thái không tự nhiên. Bé sẽ có một số dấu hiệu như sau:

  • Không nhìn thẳng vào mắt người lớn khi nói.
  • Thường sờ chống cằm, cúi đầu thấp một chút. Chớp mắt nhiều hơn thông thường khi nói dối.
  • Tay chân ngọa quậy, không đứng yên. Bé có vẻ bồn chồn, tay co giật nhẹ hoặc vân vê, cầm nắm vật gì đó một cách vô ý thức.
  • Bé nói bị vấp hay ngập ngừng khi tìm lý do giải thích, biện hộ cho mình.
  • Bé hay bịa ra những câu chuyện phi lý như: “Cơn gió bay qua cửa sổ làm ngã bình hoa chứ không phải con” hoặc “Con đang ngồi chơi, tự nhiên bạn tới giật tóc”.
  • Có khi bé im lặng, từ chối trả lời khi người lớn tra hỏi. thật ra đây là dấu hiệu tốt vì bé không biết cách nói dối.

Tuy nhiên, tùy vào tính cách mà mỗi trẻ sẽ có biểu hiện khác nhau. Nếu cha mẹ quan tâm đến từng cử chỉ nhỏ nhặt của bé thì không khó để phát hiện con mình đang nói dối. Tuy nhiên vấn đề sâu xa hơn cần quan tâm là tại sao bé lại nói dối. Cha mẹ cần làm gì khi hoàng tử, công chúa của mình đã bắt đầu biết bịa chuyện.

Làm gì khi con trẻ nói dối?

Hãy quan tâm đến con để phát hiện những điều bất thường ở trẻ 

Vì sao bé nói dối?

“Con đánh răng rồi. Con đã học bài xong. Bạn chọc con trước nên con mới đánh bạn…” là những lời nói dối khá quen thuộc ở trẻ do sợ bị trách mắng hay lười biếng.

Việc bé nói dối phần lớn là do cách hành xử của cha mẹ thường ngày và môi trường sống. Cha mẹ luôn là tấm gương cho trẻ noi theo. Cách sống, kỷ luật, tình thương yêu của gia đình sẽ là tấm gương phản ánh chính xác nhân cách của trẻ.

Nếu cha mẹ nói dối hàng xóm, đồng nghiệp, hầu như các bé cũng sẽ nói dối cha mẹ, bạn bè, thầy cô vì nghĩ đó là chuyện hiển nhiên.

Nếu cha mẹ quá nghiêm khắc, trách mắng và phạt nặng khi trẻ phạm lỗi lầm, bé cũng sẽ nói dối nhiều hơn để bảo vệ bản thân khi mắc lỗi.

Nếu trẻ cảm thấy không được quan tâm hoặc cha mẹ thương yêu anh, chị, em trong nhà hơn, bé cũng có xu hướng nói dối để thu hút sự chú ý của cha mẹ.

Nếu cha mẹ không tin những lời nói thật của trẻ, bé cũng có xu hướng nói dối hoặc im lặng nhiều hơn. Thế giới trẻ con có những điều rất lạ mà đôi khi người lớn không nghĩ đến. Vì vậy, cha mẹ hãy lắng nghe trọn vẹn câu chuyện của trẻ rồi hãy suy nghĩ kỹ và đưa ra những nhận định đúng sai sau đó.

Ứng phó với trẻ nói dối

Có một câu chuyện kinh điển mà cha mẹ nào cũng nên kể cho con cái nghe chính là chuyện ngụ ngôn “Cậu bé chăn cừu”. Chuyện kể rằng có một cậu bé chăn cừu rất hay nói dối. Cậu trêu đùa dân làng bằng cách nói dối rằng có sói đến ăn thịt cừu. Dân làng tin lời và bỏ hết việc đang làm để cùng nhau đuổi đánh con sói giúp cậu bé. Nhưng đến nơi mới vỡ lẽ đó là trò nói dối để trêu đùa của cậu bé nên dân làng đành phải trở về trong bực tức. Một ngày nọ, có con sói đến chuẩn bị ăn thịt đàn cừu. Cậu bé la khản cổ: “Có sói!” nhưng không ai đến giúp vì nghĩ cậu lại trêu đùa như lần trước. Hậu quả cậu bé phải bỏ chạy thục mạng và đàn cừu đã bị sói ăn thịt.

Cha mẹ nên phân tích cho trẻ thấy rằng việc trẻ nói dối sẽ có tác hại thế nào đến bé. Cụ thể, nói dối thì không ai tin và muốn kết bạn với bé nữa. Đừng quá khắt khe hay vội vã áp dụng quyền hành lên trẻ bằng các hình phạt đáng sợ khiến trẻ phải nói dối. Nên khuyến khích bé “tự thú” khi mắc lỗi. Nếu cần phải phạt bé, hãy đưa ra nhiều hình thức phạt cho bé lựa chọn để ghi nhớ. Quan trọng là bé nhận ra sai lầm và không tái phạm.

Cha mẹ tránh tối đa việc nói dối trước mặt trẻ và lời nói phải thống nhất với việc làm. Càng phải tuyệt đối tránh việc cha mẹ ép con nói dối với bạn bè hay hàng xóm láng giềng như: “Con ra nói với bác ba (hoặc mẹ) không có ở nhà”. Đôi khi những lời nói dối thường ngày bạn tưởng như vô hại nhưng trong chừng mực nào đó, việc nói những lời sai sự thật này sẽ ăn sâu vào tiềm thức, trở thành thói quen khiến trẻ trở nên dối trá.

NN.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc