Lưu ý về các loại thảo mộc khi cho con bú (Phần 2)

shape

01 Th11

Julia PhạmTh11 01, 2019

Lưu ý về các loại thảo mộc khi cho con bú (Phần 2)

Vì không được tiêu chuẩn hóa, trên nhãn mác nhiều sản phẩm thảo dược không bắt buộc liệt kê tương tác thuốc như trên dược phẩm điều trị, do đó, thảo dược ít được bảo đảm an toàn, nồng độ hay độ tinh khiết và rất ít thảo dược được nghiên cứu kỹ lưỡng về ảnh hưởng của nó đối với trẻ bú mẹ. Vì vậy, ngay cả các chuyên gia, họ cũng không hoàn toàn chắc chắn về những gì được cho là an toàn và không an toàn khi sử dụng thảo dược.

Cỏ cà ri và rau thì là là 2 loại thảo mộc đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ với tác dụng kích thích tiết sữa ở người mẹ, nhưng có rất ít tài liệu cụ thể nói về hiệu quả của các loại thảo mộc này hoặc chúng ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ như thế nào.

Hầu hết các loại thảo mộc được sử dụng để làm gia vị cho các món ăn như tỏi, rau thì là và lá cây xô thơm đều rất tốt để đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn, nhưng một số sẽ không an toàn nếu bạn lạm dụng chúng.

Lưu ý về các loại thảo mộc khi cho con bú (Phần 2)

Mẹ cần biết loại thảo mộc nào tốt cho sức khoẻ của mình và cho trẻ

Ngoài ra, còn có một số tương tác giữa các loại thảo mộc với nhau cũng như thảo mộc với các loại thuốc, đây chính là việc bạn cần phải biết trước khi sử dụng. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc y học cổ truyền giàu kinh nghiệm về việc sử dụng của các loại thảo mộc một cách an toàn trong quá trình cho con bú.

Nhiều chế phẩm thảo dược chứa rất ít hoặc không chứa thành phần hoạt chất được tìm thấy trong các loại thảo dược.Vì vậy, bạn cần mua các sản phẩm đạt tiêu chuẩn và có nguồn gốc uy tín.

Thảo dượcNhững điều bạn cần biết 
Hoa cúc, gừng, tinh chất hoa cúc dạiThường được dùng như trà và có thể dùng thường xuyên. Các loại thảo mộc này được cho là an toàn với các bà mẹ cho con bú.Tinh chất thảo mộc trong trà thường đậm đặc, do đó cần thận trọng khi uống cácloại trà thảo dược, nhất là khi bạn không biết rõ tất cả các thành phần của nó.
Cỏ cà ri, hồi, tần, lá mâm xôi, thì là, tỏi, cây tầm ma, hạt cây thì là, cây cừu lý hương, rễ cây sa-pô-chê, cỏ roi ngựaTham khảo ý kiến​​ bác sĩ chuyên môn có uy tín trước khi dùng bất kỳ loại thảo mộc nào.Dù chúng thường được sử dụngvới mục đích kích thích tạo sữa nhưng không phải tất cả chúng đều đã được khoa học chứng minh là an toàn và hiệu quả.Cỏ cà ri có mặt trong nhiều chế phẩm thảo dược để kích thích tạo sữacó thể không an toàn cho người bị tiểu đường.
Cây cúc thanh nhiệt (Feverfew)Thảo mộc này thường được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu. Tuy việc dùng nó khi cho con bú hiện chưa có vấn đề gì được đề cập đến, nhưng  các chuyên gia cho rằng tốt nhất các bà mẹ đang cho con bú nên tránh dùng nó vì chưa có đủ thông tin về mức độ an toàn.
Cỏ phát ban (St. John’s wort)Thảo mộc này được sử dụng để điều trị bệnh trầm cảm. Trong một số nghiên cứu trên những trẻ bú mẹ mà mẹ đang dùng loại thảo dược này đã ghi nhận là chưa thấy tác dụng phụ nào xuất hiện.Nhưng cũng có báo cáo cho rằng trẻ bú sữa mẹ có chứa hoạt chất của thảo mộc này có thể có dấu hiệu bơ phờ hoặc buồn ngủ và đau bụng.Vì vậy, các bà mẹ đang cho con bú nên tránh dùng thảo dược này cho đến khi có thông tin chính thức về những ảnh hưởng đối với trẻ bú mẹ. Ngoài ra, cỏ phát ban còn có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác và có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai.
Cây trinh nữ châu ÂuTrong khi loại thảo dược này từ lâu đã được sử dụng để kích thích sản sinh sữa thì vẫn có nguy cơ được cho là không an toàn và một số nghiên cứu cho thấy loại thảo dược này sẽ làm giảm hơn là tăng tiết sữa.
Lô hội (nha đam), tiểu hồi, vỏ và quả cây hắc mai, cây dâu xanh, dầu thì là Ba Tư, lá cây se, cây hoa chuông, cây tía tô đất, cây chữa rắn cắn Ấn Độ, rễ cây tất bạt, trà giảm béo, cây chùm gửi, tinh dầu bạc hà, thực vật thuộc họ hoa cúc, rễ đại hoàng, cây xô thơm, cây cỏ long ba, thực vật có hoa thuộc họ Thạch NamCác bà mẹ đang cho con bú nên tránh các loại thảo mộc này vì một số loại sẽ cản trở quá trình tiết sữa và một số có thể gây hại cho bé.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc