Mặc kệ bé khóc đêm, chán con sẽ tự ngủ thôi!

shape

10 Th04

Martin NguyenTh04 10, 2020

Mặc kệ bé khóc đêm, chán con sẽ tự ngủ thôi!

Ngủ sâu giấc ban đêm từ khoảng thời gian 22h – 4h sáng sẽ giúp bé phát triển toàn diện về cả thể chất và trí não. Đồng thời “giấc ngủ ké” của mẹ thêm hoàn hảo. Không phải bà mẹ nào cũng may mắn có con tự ngủ ngoan, đúng giờ sau khi sinh. Bé khóc đêm trở thành nỗi ám ảnh ngày càng nhiều hơn của các bà mẹ bỉm sữa hiện đại.

Bé khóc đêm, mẹ có nên dành cả đêm để dỗ con?

Có thể một vài đêm nhưng nếu kéo dài hàng tháng, hàng năm, chắc chắn khiến mẹ cảm thấy sợ hãi mỗi lúc hoàng hôn buông xuống. Cách xử lý thông thường khi bé quấy khóc đêm lúc này là ẵm trên tay dỗ dành hoặc hát ru liên tục nhưng chỉ cần đặt xuống giường là bé khóc. Kết quả mẹ sẽ mất ngủ nguyên đêm.

Mặc kệ bé khóc đêm, chán con sẽ tự ngủ thôi!

Dỗ bé khóc đêm chưa bao giờ là điều dễ dàng

Mẹ thực sự đủ sức để lặp lại hành động này 365 ngày? Chắc chắn là không. Chính điều này đã tạo nên những cuộc tranh cãi nảy lửa về việc nên dỗ con ngủ sao cho đúng khoa học, không làm mẹ mệt và không ảnh hưởng tâm lý của con.

Vì nhiều nghiên cứu cho rằng trẻ con cũng biết tạo áp lực cho cha mẹ bằng tiếng khóc, có nghĩa là trẻ đòi hỏi cha mẹ phải bế bồng, dỗ dành. Nếu khi trẻ khóc mà cha mẹ đáp ứng đòi hỏi ngay thì trẻ sẽ hình thành thói quen đó, còn ngược lại khi trẻ khóc mà cha mẹ không dỗ dành thì dần dần trẻ sẽ quen với điều đó và sẽ không quấy khóc nữa.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến tranh luận rằng nếu để mặc con khóc thì con sẽ gặp vấn đề tâm lý, con sẽ tự ti, không còn tự tin vào bản thân mình nữa.

Có một phương pháp mang tên “Cry it out”

Phương pháp này giúp rèn luyện cho bé ngủ ngoan đáp ứng tất cả các tiêu chí này. Mẹ có thể hiểu là khi con quấy khóc, cứ để mặc khi nào khóc chán chê con sẽ tự dỗ mình ngủ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, mặc kệ con khóc mang lại hiệu quả cao và không gây ra sự căng thẳng nào cho trẻ sơ sinh.

Theo giáo sư tâm lý học tại Đại học Flinders, Adelaide, Australia –  Michael Gradisar cho rằng: Đây là pương pháp giúp cho cha mẹ và trẻ không bị rơi vào “cái bẫy” mà trẻ mong muốn, đó là sự cưng chiều và dỗ dành mỗi khi trẻ khóc lóc. Nếu như cha mẹ đáp ứng ngay lập tức những đòi hỏi của trẻ mỗi khi trẻ khóc dẫn đến trẻ có xu hướng khóc thường xuyên hơn.

Tiến sĩ Tanya Altmann, một bác sĩ nhi khoa có trụ sở tại miền Nam California và là tác giả của “Mommy calls” khuyên cha mẹ nên bắt đầu rèn luyện giấc ngủ cho con từ lúc bé sinh ra. Nên bắt đầu bằng một môi trường ngủ thoải mái, an toàn.

Thời điểm 2-3 tháng tuổi, cha mẹ nên đưa con đi ngủ khi bé bắt đầu buồn ngủ nhưng chưa ngủ hẳn. Điều này sẽ có lợi về lâu dài.

Kết hợp việc cho trẻ đi ngủ muộn hơn và phương pháp “Cry it out” sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ: Trẻ ngoan ngoãn hơn, rơi vào giấc ngủ nhanh hơn.

Mặc kệ bé khóc đêm, chán con sẽ tự ngủ thôi!

11 cách vỗ về khi bé khóc
Một trong những khoảnh khắc kém đáng yêu nhất thiên thần nhỏ chính là thời điểm bé khóc nhè. Làm sao để bạn làm dịu những cơn dỗi hờn này một cách đơn giản nhất? Dưới đây là 11 mẹo dỗ bé khóc rất dễ áp dụng dành cho mẹ.

Có thể cha mẹ sẽ cảm thấy tội lỗi khi không an ủi con của mình lúc bé đang khóc hay khi bé khóc đêm. Nhưng chỉ cần rắn lòng một chút, thiết lập những tiêu chuẩn rõ ràng về tình yêu thương cho con mẹ sẽ giúp con ổn hơn, ngoan hơn và tự lập hơn.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc